Được quyết định xây dựng sau nhà hát ở Sài Gòn (khánh thành 1900), trước nhà hát Hải Phòng (khởi công 1904) và hoàn tất vào năm 1911, Nhà hát Lớn Hà Nội khi đó được xây dựng cùng lúc với Phủ toàn quyền, Ga Hà Nội và Tòa thượng thẩm.. Có nét kiến trúc của Opéra de Paris ở nước Pháp, xây dựng vào cuối thế kỉ XVII nhưng hoàn toàn không phải là phiên bản thu nhỏ. Nhà hát lớn Hà Nội có vẻ đẹp riêng của phong cách kiến trúc đầu thế kỷ XX ở xứ nhiệt đới. Được khánh thành vào đêm 9/12/1911 với sự kiện đòan kịch nghiệp dư của cộng đồng người Pháp trong "Hội Hiếu Nhạc" (Philarmonique) trình diễn một vở kịch nói của Pháp. Nhà hát đã trở thành nơi hội tụ của cộng đồng người Âu ở Hà Nội. |
Nằm ở vị trí khởi đầu một trục đường quan trọng (phố Paul Bert, nay là Tràng Tiền) quy hoạch thành hai phần Bắc (khu phố cổ) và Nam (khu phố mới với các nhà biệt thự Pháp) xuyên từ Đông (sông Hồng) sáng Tây (Bách Thảo) ngang qua hồ Hoàn Kiếm. Theo nhiều tài liệu còn cho biết con phố Tràng Tiền bấy giờ là con phố trải nhựa đầu tiên ở Hà Nội Tượng đài dựng lên sâu Đại chiến I hay những cuộc diễu binh trong thời thuộc địa tại Nhà hát lớn và quảng trường cho thấy đây là nơi diễn ra các sự kiện quan trọng của thành phố. Vị trí của Nhá hát lớn khi đó rất gần Tòa Thị chính và Phủ Thống sứ Bắc Kỳ. Nay tượng đài đã không còn. Ngày 19/8/1945, Nhà hát lớn Hà Nội là nới khởi động cuộc tổng khởi nghĩa dẫn đến sự ra đời của nước Việt Nam độc lập. Tại đây cũng là nới triệu tập phiên họp đầu tiên và tổ chức nhiều kỳ họp của Quốc hội Việt Nam trong gần 2 thập kỷ 1946-1964. Trong thời chiến tranh trong làn khói đạn, tiếng còi báo động trên nóc nhà hát trở thành hiệu lệnh chiến đấu của nhân dân Thủ đô. |