Teen 24h 2015-10-23 11:31:00

Về Doraemon, Shizuka cùng khái niệm khỏa thân và xã hội Nhật Bản đã giết chết tài năng của Nobita như thế nào



1.Doraemon, Shizuka cùng khái niệm khỏa thân.

Xem Doraemon từ hồi còn nhỏ tôi nhớ có tập nào đó Shizuka vì bị ảnh hưởng bởi cái bảo bối gì đó mà Nobita đang xài(một con rối hay búp bê gì đó mà có tác dụng là nịnh mọi người để họ làm theo ý mình) đã chạy ra ngoài đường trong lúc khỏa thân trong bồn tắm và nói với mọi người hãy chiêm ngưỡng thân thể mình vì đó là tác phẩm tuyệt vời của tạo hóa.

Hồi nhỏ thì tôi không nghĩ gì nhiều đâu nhưng giờ thì, chà, không biết Shizuka sẽ phản ứng thế nào đây khi bảo bối hết phép. Cái này có thể trở thành một chấn thương tâm lý với một cô 8 tuổi chứ chẳng chơi. Điều này sẽ dẫn đến chứng trầm cảm, rối loạn nhân cách hay tệ hơn là xu hướng phạm tội hay ý nghĩ muốn tự tử(ngoài còn đám nhóc trong “Đội thám tử nhí lớp 1B” tôi không biết tương lai bọn này sẽ thế nào đây khi mới 6 tuổi đã thấy được cả chục cái xác chết). Tôi tự hỏi trong đám nhân vât chính có đứa nào chưa thấy Shizuka tắm chưa. Đúng là cô bé đáng thương, lớp có cả đám con gái mà lũ con trai toàn thấy mình lúc đi tắm, cứ như bọn con gái còn lại chả tắm bao giờ vậy.

Nhưng tôi tự hỏi tại sao nhà xuất bản Kim Đồng không cắt cảnh đó? Hay nói đúng hơn tại sao việc Shizuka khỏa thần lại được chấp nhận, tôi chưa nghe ai phàn nàn về việc Shizuka cứ qua vài chap là lại khỏa thân bao giờ. Cô bé này có gì mà đặc biệt đến vậy? Việc Shizuka khỏa thân là hoàn toàn tự nhiên như hít thở khí trời, trong thế giới nhỏ bé trong Doraemon, cô gái xinh đẹp duy nhất không thể ngừng khoe thân với người khác được. Mà thật ra truyện này thỉnh thoảng các nhân vật khác Jaian hay Suneo thỉnh thoảng vẫn khỏa thân. Hẳn là vì đám này còn là con nít nên việc này không sao. Nhưng không hiểu sao tôi chả có cảm giác cái bọn nhóc ranh này mới 8 tuổi bao giờ, tôi toàn nghĩ chúng phải là thiếu niên 13, 14 tuổi thì chính xác hơn.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại truyện Conan cũng là một bộ manga khá nổi tiếng và lâu đời ở Việt Nam, truyện cũng có viết về một đám nhóc tì học lớp một. Trong đám này có hai người lớn bị teo nhỏ là Conan và Haibara. Nhưng dĩ nhiên chúng ta sẽ chẳng bao giờ có cơ hội thấy cô bé Ayumi khỏa thần hoàn toàn như Shizuka. Dù Shizuka đã học lớp 3 còn Ayumi mới học lớp 1. Ngoài ra Haibara cũng chẳng bao giờ xuất hiện kiểu đó trong Conan. Có nghĩa là trong thế giới của Doraemon việc khỏa thân là bình thường và được các nhà xuất bản chấp nhận với những đứa trẻ học lớp 3 nhưng trong thế giới Conan việc khỏa thân của đám nhóc lớp 1 là điều cấm kỵ và hoàn toàn không nên nghĩ tới.

Vậy cái gì đã tạo ra sư khác biệt này?

Vấn đề cốt lõi vẫn là nét vẽ, Conan có nét vẽ tả thực nhiều hơn Doraemon, nên nếu mấy bé lớp 1 mà khỏa thân trong truyện này thì nó sẽ rất giống Hentai. Nên phải cấm, cấm tiệt(bù lại có rất nhiếu doujinshi hentai của Conan). Còn với nét vẽ đơn giản hóa và cách điệu nhiều hơn của Doraemon thì các bé gái khỏa thân hoàn toàn lại được chấp nhận(nhưng cực ký hiếm có doujinshi hentai Doraemon, tôi biết vì tôi đã thứ tìm rồi, với một tác phẩm nổi tiếng như Doraemon thì số lượng doujinshi hentai của nó phải nói là quá ít). Và dù gì thì đối tượng đọc giả của hai manga này cũng khác nhau.

Nhưng nói đi cũng phải nói lại Fujiko có một tác phẩm khác cũng có khá nhiều cảnh khỏa thân nhưng khi xuất bản ở Việt Nam các cảnh này đã được vẽ thêm quần áo vào. Đó truyện siêu nhân Mami(tôi khá là thích truyện này nhưng giờ tìm đọc hơi khó), trong truyện ông bố họa sĩ rất khoái vẽ tranh khỏa thân của con gái mình(nói gì thì nói chuyện đó cũng khá kỳ cục). Nhưng mấy cảnh khỏa thân kiểu này về nước ta dều được vẽ thêm áo tăm vào. Dù nét vẽ của Fujiko qua hai tác phẩm vẫn khá tương đồng và thật sự là ông đã vẽ một thiếu nữ 15, 16 tuổi hoàn toàn khỏa thân(điều này làm tôi thấy khá kỳ lạ vì không rõ ở Nhật truyện này được xếp vào thể loại nào, chắc chắc shounen không thể vẽ như vậy được rồi). Nét vẽ vẫn vậy nhưng giờ độ tuổi của nhân vật khác nên có lẽ nhà xuất bản thấy cần phải can thiệp.

Nói chung những định nghĩa kiểu này vẫn còn khá mơ hồ về cái gì nên cắt gọt và không nên cắt gọt. Tôi nghĩ đa phần nhà xuất bản đều làm theo cảm tính hơn la có một quy tắc rõ ràng nào đó.

2. Xã hội Nhật Bản đã giết chết tài năng của Nobita như thế nào.

Nói thêm về Doraemon một chút, gần đây tôi có suy nghĩ rằng hình như trong suốt bộ truyện nhân vật Nobita, một cậu bé có tài năng đã bị vùi dập và bị những món bảo bối ru ngủ để rồi cuối cùng trở thành một kẻ hết sức bình thường, một nhân viên quèn trong bộ máy giống như bố mình. Bố Nobita cũng có tài năng nhưng cuối cùng đã quên nó để làm công chức.

Chúng ta cần phải nhớ một điều về Nobita là cậu bé này bắn súng cực kỳ giỏi và tài năng bắn súng này được coi như là thuộc đẳng cấp vũ trụ chứ không phải là Trái Đất nữa(vì qua nhưng tập truyện dài Nobita đã bắn súng thắng rất nhiều giống loài trong vũ trụ và cậu không bao giờ thua có thể nói là bách phát bách trúng và lúc đấu súng tay đôi cũng không ai rút súng nhanh bằng cậu, Nobita giống như Lucky Luke vậy). Với năng khiếu này Nobita hoàn toàn có thể làm vận động viên bắn súng và đạt được thành tích tầm cỡ thế giới, hay đơn giản hơn là vào câu lạc bộ bắn cung khi lên cấp 3 và có thể trở thành vận động viên cưỡi ngựa bắn cung không chừng(môn thể thao truyền thống của Nhật Bản). Và chính Nobita cũng thích bắn súng điều này đã luôn được tác giả thể hiện.

Nhưng theo như trong truyện thì tài năng của Nobita đã hoàn toàn bị vùi dập. Chưa từng có ai khuyến khích hay khuyên cậu làm gì đó với khả năng của mình, hình như đó là là một thứ vô dụng trong mắt mọi ngừoi và rộng hơn là xã hội, trẻ con thì phải học giỏi và học giỏi là tất cả, hãy nhìn Dekhi một hình mẫu hoàn hảo và gần như là một vị thánh chứ chẳng phải người thường. Nhưng có gì hay ho ở vị thánh này? Cậu ta như người vô cảm.
Còn Nobita đó hẳn là tấm gương cho sự đi lên, nhưng thật ra chỉ là sự đi lên nửa mùa. Vì khi nói tới Nobita thì đó là một cậu bé yếu đuối, vụng về, hậu đậu, lười biếng, ham chơi, học hành bết bát, yếu đuối không có khả năng chơi thể thao và tới oẳn tù tì còn thua chỉ có được bản tính tốt bụng và hết lòng vì bạn bè. Vậy thì bắn súng đâu rồi? Sao không ai nhắc tới nó vậy? Cái duy nhất Nobita được nhắc nhở trong xuyên suốt bộ truyện là cậu lười biếng như thế nào, ham chơi như thế nào và phải cố gắng học hành. Và học hành để làm gì? Để cưới Shizuka và làm một công chức bình thường như cha mình. Chẳng có chút tinh thần phấn đấu nào, tương lai cậu đã được dự đoán trước, và tất cả những gì cậu phải làm là đi theo cái tương lại đó mà chẳng một lần thắc mắc ước mơ thật sự của bản thân mình là gì hay một lần thật sự phấn đấu vì sở thích của mình.

Nếu Nobita vừa tận dụng được tài năng của mình(là bắn súng) để trở thành vận động viên tầm cỡ thế giới và vừa cưới được Shizuka chẳng phải sẽ vẹn toàn hơn sao? Nhưng chẳng một ai mảy may nghĩ tới điều này, toàn vẹn là hài lòng với những cái mình có thể có. Tôi muốn thấy Nobita sống hết mình vì bản thân một lần vì từ đầu tới cuối cậu toàn hết mình vì người khác. Nếu ước mơ của cậu chỉ có vậy nếu chấp nhận cho tài năng thui chột, nếu đó là bài học cuối cùng rằng hãy cố gắng học hành để rồi làm một công chức vô danh thay vì phát huy điểm mạnh của mình và biến nó thành ước mơ lớn nhất thì cả bộ truyện là một thứ quan điểm sai lầm. Nobita bắn súng giỏi và cậu yêu thích bắn súng vậy thì cớ gì lại để nó phai tàn? Bố Nobita là một họa sĩ tài năng và ông yêu hội họa vậy tại sao lại để nó qua đi mà quá dễ dàng?

Nobita đã bị những bảo bối làm cho mụ mị, cái viễn cảnh tương lai được Doraemon vẽ ra cho đã làm cậu hài lòng và tự đó không còn thêm một sức mạnh nào nữa cho cuộc sống. Với Nobita tương lại đó là đủ lắm rồi và cậu hài lòng. Nhưng thật sự tôi chưa bao giờ nghĩ vậy.

À còn thêm một chuyện nữa là Nobita chơi dây khá siêu và tài năng này đạt trình độ thế giới và được xưng tụng là thiên tài(có tập Nobita đã dùng tủ điện thoại yêu cầu để thế giới phải coi trọng môn chơi dây và kết quả là cậu trở thành thiên tài ngàn năm có một của môn này). Nhưng một lần nữa chơi dây là một thứ vô dụng mà chẳng ai thèm quan tâm, ngay cả người bạn thân thiết là Doraemon cũng coi nó như một trò vô bổ. Đôi khi Doraemon làm tôi nghĩ tới nhiều bậc cha mẹ ngày nay, khi ta vừa định làm một cái gì đó mà bản thân mình thích, vừa định theo đam mê của mình thì họ lại nói rằng “Lo học hành đi rồi tính!” Rồi khi ta học hành đầy đủ thì “Kiếm việc làm ổn định đi đã!” Cứ thế ta chẳng bao giờ thoát ra được cái thế giới nhỏ bé mà cha mẹ đã đặt ra cho mình và cuối cùng chẳng còn ham sáng tạo hay chẳng còn sở thích cá nhân nào để phấn đấu nữa.

Và đó có phải là tinh thần mà xã hội Nhật muốn truyền tải cho con em họ?

Người Nhật rất sáng tạo nhưng xã hội Nhật lại là những bộ máy khép kín, ở đó con người phải chật vật để sinh tồn. Trong khu rừng của những lề thói, của công việc và sự cống hiến bất tận con người ta không có lối thoát nào. Nhưng nếu vậy thì đâu mới là giá trị của mỗi cá nhân, con người ở đâu? Những con người không quá đặc biệt để nổi lên cũng không quá bình thường để chìm xuống? Nơi chốn nào, chỗ nào dành cho họ?

Và liệu những đứa trẻ đặc biệt có còn đặc biệt nữa không khi ngay từ nhỏ đã được nhồi nhét về một tương lại đã được định trước?

Ở các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc và gần đây là Trung Quốc áp lực thi cử cực kỳ khủng khiếp nhiều học sinh đã bị suy nhược cơ thể hay tệ hơn là trầm cảm kéo dài sau kỳ thi. Đó là vì một xã hội cuồng tín với chuyện học hành đến mức điên dại, nếu những nước Châu Á muốn phát triển bằng cách biến con ngừoi thành Robot thì cho tôi xin miễn, tôi nuốt không trôi cái sự phát triển này dù nó giàu mạnh, tốt đẹp tới mức nào.

Người Phương Tây(hay đúng hơn dân mạng Phương Tây) có một khái niệm gọi là Asian Level cho những điều khó khăn, Asian Level còn xếp cao hơn cả Chuck Norris Level một bậc(người Mỹ hay dùng Chuck Norris như một thước đo về sự bá đạo. Ví du như có câu: Khi Chuck Norris chọi lựu đạn, hàng ngàn người chết sau đó lựu đạn mới nổ), cụm từ này thể hiện trình độ thực hiện một công việc gì đó thuộc đẳng cấp thượng thừa, vì trong mắt người Phương Tây người Châu Á làm quá nhiều việc ở đẳng cấp thượng thừa(như thằng bé 5 tuổi chơi thuần thục các bản giao hưởng khó khăn hay cô gái đếm tiền siêu nhanh chẳng hạn). Nhưng nói thật mỗi lần thấy cái từ đó ở phần comment trong bất cứ clip nào là tôi lại thấy khó chịu. Vì bản chất của cái Asian Level đó chẳng khác gì Robot Level.

Hà Thủy Nguyên
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)