[size=5]Duy nhất chỉ có ở Viêt Nam phiên bản Got Talent bị thương mại hóa và bị nhà tài trợ can thiệp một cách thô bạo khi biến logo chương trình thành logo quảng cáo của chính nhãn hàng, thay vì là lá cờ tổ quốc trên logo Got Talent như các phiên bản khác trên thế giới.[/size] [justify]Nên gọi là dầu gội Talent?[/justify]
[justify]Đem so sánh logo, hình ảnh quảng bá chương trình VietNam’s Got Talent với 2 phiên bản khác ở Mỹ và Anh, là hai phiên bản được nhiều người biết đến. Hay so với chính các phiên bản Got Talent ở cùng khu vực châu Á như Hàn Quốc hay Trung Quốc, chắc chắn không ít khán giả thấy giận sôi người.[/justify]
[justify]Bởi chỉ duy nhất ở Việt Nam, phiên bản Got Talent mới bị thương mại hóa và bị nhà tài trợ can thiệp một cách thô bạo khi biến logo chương trình thành logo quảng cáo của chính nhãn hàng.[/justify]
Trong khi các chương trình Got Talent của một số nước Anh, Mỹ, Pháp, Australia, Hàn Quốc… thường đưa màu sắc và họa tiết quốc kỳ lên làm nền cho phần chạy logo chương trình (lúc mở đầu hay phần nghỉ giữa các tiết mục) hoặc lên cả phông nền, thì Tìm kiếm Tài năng Việt Nam chơi một kiểu trang trí không liên quan, chủ yếu gồm các màu vàng và xanh lá cây, trùng với màu nhận diện của nhãn hàng dầu gội tài trợ cho chương trình.
[justify]Để ý sẽ thấy, đến cả các cốc uống nước, vật trang trí nhiều hơn là được sử dụng, đặt trước mặt mỗi giám khảo trên đó có in tên chương trình nhưng màu sắc cũng y chang chai dầu gội đầu. Thế mới thấy, đơn vị dầu gội thật khéo đường quảng cáo![/justify]
Trong khi logo cuộc thi Got Talent ở Anh, Mỹ có màu sắc, họa tiết mô phỏng quốc kỳ thì cuộc thi ở Việt Nam mô phỏng màu sắc họa tiết của chai dầu gội.
Một cư dân mạng đưa ra phán đoán: “Có lẽ điều này tùy hợp đồng tài trợ. Nếu tài trợ không có quyền hạn gì đó thì liệu có ai bỏ tiền tài trợ để làm chương trình cho xem? Nên nhìn ở khía cạnh kinh tế, đừng so sánh Việt Nam và Anh hay Mỹ. Không thích thì mình tắt tivi thôi”.
[justify]Số cư dân mạng khác thì đưa ra bình luận hóm hỉnh hơn: “Thôi thì nhìn cũng đẹp mà. Cái này đâu có qui định phải đưa cờ lên đâu”; “Cũng độc đấy chứ! Chỉ có ở Việt Nam”; “Nên gọi là dầu gội Talent”…[/justify]
[justify]Nhiều ý kiến trên các diễn đàn cho rằng, một chương trình truyền hình được giới thiệu tầm cỡ quốc gia, tên gọi trực tiếp dính đến 2 chữ Việt Nam thì tại sao lại chọn màu sắc của nhãn dầu gội làm logo hay poster quảng bá khắp nơi mà không phải lá cờ tổ quốc?[/justify]
[justify]Chưa chắc đã vẻ vang gì khi sóng đôi hình ảnh quốc kỳ với một chương trình mang tính giải trí. Nhưng dù sao thì, đó là hình ảnh quen thuộc của tất cả các phiên bản Got Talent khác trên thế giới.[/justify]
Đặc biệt, khi công chúng Việt Nam lại là những người rất cả tin. Khi gắn tên quốc gia vào chương trình, họ sẽ luôn mặc định đây là một chương trình tìm kiếm tài năng quốc gia. Thiết nghĩ, điều này có lợi chứ chẳng có hại cho chương trình, trừ khi phía đơn vị bản quyền có một toan tính khác với chương trình.
[justify]PR khéo hay trò lố?[/justify]
[justify]Phiên bản Got Talent được đưa về Việt Nam bởi công ty P&G – Đơn vị sở hữu rất nhiều nhãn hàng hóa mỹ phẩm tại Việt Nam.[/justify]
[justify]Rõ ràng với sự khác biệt về logo chỉ có ở Vietnam’s Got Talent, người ta có quyền đặt dấu hỏi về sự thao túng quá đà của đơn vị sở hữu bản quyền chương trình này. Hình ảnh logo mang màu sắc đặc trưng của chai dầu gội đầu được tận dụng xuất hiện ở tất cả các khuôn hình trên sóng truyền hình.[/justify]
[justify]Phải thừa nhận, đơn vị giữ bản quyền đã rất khôn khéo trong việc tác động lên thị giác người xem Vietnam’s Got Talent màu sắc cũng như hình ảnh của nhãn dầu gội đầu mà họ muốn quảng bá.[/justify]
[justify]Nhưng chưa biết tác dụng của chiêu PR khéo này đến đâu, chỉ thấy trước mắt, không ít khán giả tỏ ra tức mắt và thấy “chối” khi cứ bị đập mắt liên tục vào “chai dầu gội” mỗi khi xem Vietnam’s Got Talent.[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Logo của phiên bản Got Talent Hàn Quốc.[/justify]
[justify]Khán giả cũng như giám khảo Got Talent Việt luôn tỏ ra ủng hộ xu hướng thuần Việt của các tiết mục. Nhưng chương trình dường như đã đi ngược lại với tinh thần đó.[/justify]
[justify]Nhắc lại là ở cùng chương trình tương tự là Vietnam Idol, được mang về Việt Nam bởi công ty đối thủ của P&G là Unilever, khán giả Việt được tôn trọng hơn rất nhiều khi phiên bản Việt Nam được giữ nguyên logo chương trình. Và hẳn phía Unilever cũng đã tính toán hết bài toán làm sao để thu được hiệu quả truyền thông tốt nhất cho nhãn hàng dầu gội mà họ muốn chú trọng quảng bá thông qua Vietnam Idol.[/justify]
[justify]Do vậy, chưa ai dám đảm bảo tính hiệu quả của việc quảng cáo và PR nhãn hàng dầu gội này sẽ đến đâu khi Vietnam’s Got Talent kết thúc. Bởi đôi khi quảng cáo quá tay cũng sẽ gây tác dụng ngược với người xem.[/justify]
[justify]Phải chăng vì lẽ đó mà không ít ý kiến cho rằng phiên bản Việt của Got Talent trở nên thiếu sức hấp dẫn. Ngay khi biết tin Got Talent được mang về Việt Nam, nhiều người đã đặt hy vọng được xem một trong những chương trình thực tế ăn khách nhất thế giới và cũng là chương trình tìm kiếm tài năng nhiều màu sắc nhất trong các chương trình thi thố truyền hình hiện nay trên thế giới.[/justify]
[justify]Nhưng, Vietnam’s Got Talent đã không được như mong đợi. Sau vòng loại sân khấu được hầu hết các phương tiện truyền thông đánh giá là nhạt, Vietnam’s Got Talent lại cho thấy sự thiếu hấp dẫn hơn ở vòng bán kết. Và cuộc thi càng trở nên “non” so với các phiên bản tìm kiếm tài năng khác khi bước vào vòng chung kết.[/justify]