[justify]Bài học cho những gã đàn ông dám ăn “trái cấm” [/justify]
[justify]Trong suốt hàng trăm năm, phụ nữ Nam Phi, đặc biệt là những cô gái trẻ, thường hay bị những gã “yêu râu xanh” quấy rầy khi họ ra đường. Đi một mình vào ban đêm tại những đoạn đường vắng người qua lại, các chị em phụ nữ thường dễ trở thành “hàng ngon” cho các gã đàn ông có máu 35.[/justify]
[justify]Thực ra họ không phải là không đề phòng nhưng hành vi đề phòng của cánh “liễu yếu” không thể nào thắng được những gã đàn ông to con, vạm vỡ. Trước thực trạng đó, những buổi hội thảo về chống cưỡng hiếp do các nhà khoa học liên tục tổ chức nhằm truyền đạt kinh nghiệm cho chị em phụ nữ có đường tránh đỡ.[/justify]
[justify]Việc tuyên truyền phòng chống xâm hại tình dục đã diễn ra ở Nam Phi cách đây hơn 40 năm, song thời điểm đó không ai tìm ra được biện pháp nào hữu hiệu và khả thi để khắc phục thói “ham ăn” của cánh đàn ông. Không lẽ bó tay?[/justify]
[justify][/justify]
28% đàn ông Nam Phi thừa nhận từng hiếp dâm trong đời. Ảnh minh hoạ
[justify]Tiến sĩ Sonnet Ehlers có lẽ là người đầu tiên trên thế giới đã nghĩ ra được một ý tưởng táo bạo mà chưa từng ai giàu trí tưởng tượng nhất để có thể nghĩ ra: “Tại sao nam giới có bao cao su mà nữ giới không có nhỉ? Nhưng bao cao su của nữ giới không chỉ là thứ giúp hạn chế thụ thai mà phải là thứ dụng cụ giúp bảo vệ họ một khi ra khỏi nhà”.[/justify]
[justify]Xuất phát từ ý tưởng hơi kỳ quặc này mà dụng cụ “vòng trinh tiết” hay theo cách gọi của dân Nam Phi là “rìu chống hiếp dâm” đã ra đời. Phụ nữ Nam Phi hiện tại hân hoan vì nó có thể giúp các bà, các cô trở nên “bất khả xâm phạm” trước sức mạnh hung hãn của những gã say rượu và những gã trai có hành vi sàm sỡ khác. Dịp World Cup vừa qua tại Nam Phi cũng là thời điểm tung ra dụng cụ này.[/justify]
[justify]Tiến sĩ Sonnet Ehlers bồi hồi nhớ lại kỷ niệm để ra đời thiết bị “vòng trinh tiết” kỳ diệu của mình, bà nói: “Tôi không chắc lắm, khoảng năm 1968 hay 1969 gì đó, khi đó tôi đang là một nhân viên tư vấn xã hội trẻ tuổi và bệnh nhân của tôi là một trong những cô gái trẻ sống tại Nam Phi, cô ấy đau đớn giấu tên mình khi chính là nạn nhân của một vụ hiếp dâm.[/justify]
[justify]Lúc gặp tôi, dù đang buồn bực nhưng cô ấy cũng cố gắng trò chuyện khá cởi mở với tôi, cô ấy nói rằng “Nếu tôi có răng ở “chỗ đó” hắn sẽ biết tay tôi. Nghe tới đó, trong tôi dậy lên một cảm xúc khó tả, tôi tự nhủ: Chúa ơi, có thể nào con sẽ làm một cái gì đó thật sự hữu ích cho những cô gái này không?”.[/justify]
[justify]Hiện nay ở tuổi 62, Sonnet Ehlers đang là một bác sĩ, nhà nghiên cứu phòng thí nghiệm và chuyên gia huyết học kỳ cựu, bà có một gia đình khá hạnh phúc, hoà thuận với 2 cô con gái ngoan và đều đã có gia đình riêng.[/justify]
[justify]Trong vòng 4 thập kỷ kể từ sau khi chứng kiến chuyện cô gái trẻ bị hiếp dâm trắng trợn, Sonnet đã chế tạo ra chiếc “rìu chống hiếp dâm” hay “vòng trinh tiết”, thiết bị này rất độc đáo vì một đầu của nó có những chiếc răng nhỏ, mà một khi “của quý” của các quý ông đưa vào, thì lập tức “vòng trinh tiết” sẽ ngậm chặt và cảm giác đó quả là cơn ác mộng với những gã trót dại.[/justify]
[justify]Còn được gọi bằng cái tên khác là “rìu hiếp dâm”, loại bao cao su dành cho nữ giới này có thể sử dụng như một dạng băng vệ sinh, nó sẽ bám lên “của quý” của người đàn ông mà không hề làm chảy máu song cũng đồng thời kẻ xâm hại sẽ nhận một cảm giác đau đớn và nghĩ rằng sẽ cạch tới già! Kẻ “ăn trái cấm” chỉ hết khổ sở một khi đành xấu mặt đến cơ sở y tế nào đó để được tháo bỏ chướng ngại vật khó ưa kia ra.[/justify]
[justify]Một điểm buồn cười khác nữa là khi bị dính thiết bị vào người, kẻ xâm hại sẽ có dáng đi khá kỳ dị và bất kỳ ai cũng có thể nhận ra dấu hiệu bất thường đó để báo với cảnh sát. Tiến sĩ Sonnet nhấn mạnh đến loại bao cao su nữ giới độc đáo của mình: “Các chị em phụ nữ hoàn toàn yên tâm rằng “thiết bị” của mình không làm tổn thương đến hình hài “của quý” của kẻ xâm hại mà chỉ để lại một vết sẹo nhỏ trên da và chính vết sẹo này sẽ luôn nhắc nhở người đàn ông đó một khi anh ta có ý đồ xấu - đồng thời nó tránh hoài nghi từ người vợ tương lai của anh ta”.[/justify]
[justify]Thiết bị bao cao su nữ giới vô cùng đặc biệt này đã được cấp bằng sáng chế vào năm 2007, đồng thời Tiến sĩ Sonnet Ehlers hy vọng có thể bán nó tại các nhà thuốc và cửa hàng tạp hoá trên khắp đất nước Nam Phi càng sớm càng tốt.[/justify]
[justify]Hiện tại “rìu chống hiếp dâm” đang được thẩm định chất lượng bởi Cục tiêu chuẩn Nam Phi và sẽ được bán với cái giá 2,50 USD. Trong khi đó, Sonnet Ehlers đã phân phát những chiếc bao cao su này cho khoảng 100 phụ nữ giấu tên trên khắp Nam Phi nhân dịp đất nước này đón chào World Cup.[/justify]
[justify]Những kiểu tránh hiếp dâm thót tim của phụ nữ Nam Phi [/justify]
[justify]Nam Phi là một trong những quốc gia chiếm tỷ lệ tội phạm cao nhất thế giới bên ngoài những khu vực chiến tranh, với khoảng 50 vụ giết người và 140 vụ xâm hại tình dục mỗi ngày, mặc dù các chuyên gia tin rằng con số thực sự của những vụ hiếp dâm có thể còn cao hơn gấp nhiều lần.[/justify]
[justify]Vào năm 2009, một nghiên cứu bởi Hội đồng Nghiên cứu y khoa Nam Phi (SAMRC) đã phát hiện ra có đến 28% đàn ông Nam Phi thừa nhận từng hiếp ít nhất một phụ nữ và 20% đàn ông khác nói rằng họ đã làm điều đó trong quá khứ.[/justify]
[justify]Sau cuộc gặp mặt tình cảm với nữ nạn nhân bị xâm hại tình dục vào cuối thập niên 1960, Tiến sĩ Sonnet Ehlers bèn mô tả ra cách thức mà người con gái này tìm cách tránh xâm hại bằng một thứ vật dụng khá quen thuộc trong gia đình: nước uống Coca Cola.[/justify]
[justify]Rất có thể nhiều phụ nữ Nam Phi tin rằng việc bôi nước Coca lên “chỗ kín” sẽ có tác dụng ngăn ngừa thụ thai! Sau phát hiện kỳ lạ đó, Sonnet Ehlers đã gọi điện cho công ty Coco Cola. May mắn là một trong những kỹ sư của công ty này đã gia nhập vào nhóm nghiên cứu của bà, nhóm của Sonnet bao gồm các bác sĩ phụ khoa và nhà tâm lý học, họ đã trực tiếp tham dự các buổi phỏng vấn những kẻ hiếp dâm tại hàng loạt các nhà tù ở Nam Phi để từ đó đưa ra phương án nghiên cứu của mình.[/justify]
[justify]Tuy vậy, một số nhà phê bình nói rằng thiết bị bao cao su của Tiến sĩ Sonnet Ehlers cũng có thể khiến cho những kẻ hiếp dâm trở nên hung hăng hơn và dẫn tới một số hành vi tấn công chống lại phụ nữ nếu một khi hắn cũng tự trang bị thứ đó cho mình.[/justify]
[justify]Bất chấp những ý kiến bảo thủ phản đối lại sáng kiến của mình, bà Sonnet Ehlers khuyên các chị em phụ nữ nên mang theo chiếc “rìu chống hiếp dâm” này một khi đi bộ qua những con đường với ánh sáng nhờ nhờ hoặc thậm chí là vào những ngày trời nhiều sương mù. Hoặc nếu không ngại thì các chị em phụ nữ có thể mang nó trong suốt 24 tiếng đồng hồ.[/justify]
[justify]Trước đó, trong một thời gian dài, bà Sonnet Ehlers hay nghe kể lại rằng cánh phụ nữ đã cố gắng dùng những thiết bị với mục đích tạm ngưng “quan hệ” đồng thời giúp họ bảo vệ được trinh tiết của mình trước thú tính của những gã hiếp dâm.[/justify]
[justify]Bà Sonnet từng ngã ngửa người khi nghe nói đến việc có một người phụ nữ đã cắm răng chịu đau khi dám cho đặt hẳn…một lưỡi dao cạo sắc lẻm lên miếng bọt biển tránh thai của mình, con dao này sẽ làm cửa ngục cho bất kỳ gã đàn ông nào có ý đồ “ăn trái cấm” vào người cô.[/justify]
[justify]Bên cạnh đó, Sonnet Ehlers cho hay rằng bà đang có ý định cải tiến thêm một chút cho “rìu chống hiếp dâm” khiến cho chị em phụ nữ có thể cảm thấy thoải mái, tự nhiên khi sử dụng nó, và sẽ không gây tổn thương trên da để lại sẹo cho những kẻ có ý đồ xâm hại tình dục phụ nữ.[/justify]
[justify]Qua một cuộc phỏng vấn bằng điện thoại với hãng tin AOL News, Tiến sĩ Sonnet Ehlers quả quyết: “Nhiều nhà phê bình nói rằng tôi chẳng làm gì hay ho cả mà chỉ tốn công để cho ra đời một thiết bị từ thời Trung Cổ. Tôi không bàn cãi gì cả mà chỉ nhấn mạnh rằng: Vâng, tôi đã chế tạo ra thiết bị thời Trung Cổ và áp dụng cho một hành động cũng từ thời Trung Cổ.[/justify]
[justify]Các ngài thử nghĩ mà xem, trong một xã hội văn minh như Nam Phi, ai lại có thể cư xử tồi tệ và vô đạo đức bởi các hành vi hiếp dâm như thế. Con người khác con vật là ở tư duy nhận thức và xử sự mẫu mực. Tôi đã nhận được khá nhiều e-mail từ các chị em và họ hân hoan nói với tôi rằng, họ cảm thấy tự tin hơn lúc nào hết, giờ họ mới cảm thấy là được bảo vệ tuyệt đối khỏi hành động rồ dại của cánh đàn ông quá trớn.[/justify]
[justify]Không chỉ ở Nam Phi mà một số nơi trên thế giới, nơi đó các cô các chị vật nài: “Chiếc “rìu chống hiếp dâm” là như thế nào, chị có thể đưa cho chúng tôi dùng thử xem sao?”. Với tôi đó là thành công bước đầu và tin rằng trong tương lai nhiều chị em hơn sẽ được bảo vệ an toàn từ những sản phẩm cải tiến của tôi”. [/justify]
[justify]Nguyễn Thanh Hải (NĐT)[/justify]
[justify] [/justify]