Hạnh phúc là gì ??
Chàng trai: Theo em thế nào là hạnh phúc là j`
Cô gái: Hạnh phúc là mỗi sáng 2 ta thức dậy cùng nhau, chuẩn bị quần áo cho nhau, ăn sáng cùng nhau rồi…
Chàng trai: Rồi sao nữa hả em
Cô gái: Rồi… rồi… rồi… (ko nói lên lời)
Chàng trai: Rồi thế nào em nói anh nghe
Cô gái: Rồi… anh về đưa vợ anh đi làm, em về để chồng em đưa em đi làm
Ranh ngôn
Ko nên đánh phụ nữ, dù chỉ bằng 1 cành hoa. Mà hãy đánh bằng cái khăn mùi soa..trong đó có gói cục đá” “Người nào chê tui 1 lần là bạn tui, chê tui 2 lần là thầy tui, chê tui 3 lần thì dứt khoát tui nghỉ chơi” “Tiền ko phải là tất cả, ngoài tiền ra, ta còn có vàng, ngân phiếu và thẻ tín dụng” “Người thích chinh phục đỉnh cao nhưng…luôn bị rơi giữa chừng” “Ðau đầu vì tiền. Ðiên đầu vì tình. Ðâm đầu vào tường” “Tình yêu như con chó. Chạy thì nó đuổi. Ðuổi thì nó chạy. Ðứng yên thì nó sủa: Go, Go, Go” >>>>>>>> chi’ li’ wa’ ta
Ngồi không.
Thấy Quạ ngồi trên cây cả ngày mà không làm gì, Thỏ con hỏi: – Tôi có thể ngồi cả ngày mà không làm gì như anh không? – Tất nhiên, tại sao lại không. – Quạ nói. Vậy là Thỏ con ngồi dưới đất nghỉ ngơi. Bỗng nhiên, Cáo già xuất hiện, vồ lấy Thỏ và ăn thịt. Bài học rút ra: Để được ngồi không, bạn phải ngồi ở vị trí rất, rất cao
Môn Tiếng Việt.
Chuyện kể về một anh sinh viên người Hungary sang Việt Nam làm nghiên cưú sinh môn tiếng Việt.
Cuối đợt nghiên cứu trường ĐHQG Hà Nội tổ chức một kỳ thi gọi là khảo sát trình độ của từng nghiên cứu sinh. Đề văn ra như sau:
“Anh (chị) hãy giải thích câu ca dao:
Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Thiên Mụ, canh gà Thọ Xương.”
Đọc xong đề, anh chàng sinh viên khoái chí lắm vì nghĩ rằng không có gì là khó, nhất là khi anh có mang theo cả từ điển. Sau một hồi tra cứu chảy nước mắt, xem ra anh ta đã tường tận nhiều điều:
“Gió đưa (được) cành trúc” thì ắt hẳn phải là gió to, ý hẳn là có bão.
Với từ “la” anh phân vân giữa hai cách hiểu:
+”la” là sự kết hợp giữ lừa và ngựa.
+”la” anh đoán rằng đề đã in sai, phải là lao mới đúng. Và anh đã chọn cách hiểu này.
“Đà” là thanh tà vẹt để tàu có thể chuyển động trên đó.
“Thiên mụ” : đàn bà trời – ý hẳn là vợ trời.|
” Thọ” : nhiều lần (lâu)
Và cuối cùng anh ta đã cho ra đời một sản phẩm bất hủ:
Trời nổi cơn bão lớn
Lao xuống tà vẹt đường
Vợ trời đánh một tiếng chuông
Canh gà húp vội, hóc xương mấy lần
Người thật thà.
Cô giáo dạy văn hỏi bài một học sinh:
- Em hãy nói rõ ý nghĩa đoạn tả Kim Trọng trao lại chiếc trâm rơi cho Thúy Kiều.
- Thưa cô đoạn thơ đó đã nói lên rằng: Kim Trọng là một người thật thà, không tham lam của cải của người khác nên khi nhặt được chiếc trâm mà Thúy Kiều bỏ rơi, Kim Trọng đã trả lại cho Thúy Kiều…
Cả lớp: ????
Kĩ thuật chạy ngắn.
Trong giờ thể dục, thầy giáo hỏi một học sinh :
- Em hãy cho thầy biết, kỹ thuật chạy ngắn bao gồm mấy giai đoạn ?
Học sinh : Thưa thầy, bốn giai đoạn ạ !
Thầy : Đúng rồi ! Em hãy kể tên ?
Học sinh : Đó là chuẩn bị, chạy, xỉu và… về phòng y tế ạ !
Thầy : Hả !?!
Bạn Lê Lợi.
Một ông thanh tra được vào lớp 10A để kiểm tra chất lượng của học trò về môn lịch sử. Ông liền chỉ một học sinh đang nói chuyện và hỏi:
- Em có biết Lê Lợi không?
Cậu học sinh im lặng suy nghĩ rồi đáp:
- Dạ thưa em không biết ạ. Hình như bạn ấy không học trong lớp em!
Đồng tiền vàng.
Trong giờ dạy, thầy giáo nói về đặc tính của kim loại cho học trò nghe:
- Các em! Bây giờ tôi sẽ thả đồng tiền vàng này và acid. Các em hãy cho biết, theo ý các em nó có bị hỏng không?
- Không ạ! – Một cậu trả lời dứt khoát.
- Vì sao?
- Nếu nó bị hỏng chắc là thầy đã không thả nó vào!