Những chiếc xe đạp có giá trị bằng một chiếc xe máy, thậm chí bằng giá một chiếc ôtô, đã bắt đầu được người dân đô thị ưa chuộng. Có người chơi vì sở thích, có người đạp xe để cải thiện sức khoẻ, lại có cả người đạp xe để chữa bệnh.
Xe đạp cao cấp nhập khẩu với các thương hiệu lớn như Bull, Foscus (Đức), Scott, Trek (Mỹ), Giant (Đài Loan)… Giá 10 - 65 triệu đồng/chiếc đối với dòng xe dành cho dân công sở đạp vận động thể dục, thay vì "bị động" trên xe gắn máy, xe dáng thể thao. Dòng xe này, chủ yếu được mua và bán theo hai cách, một là mua nguyên chiếc từ các hãng nước ngoài, hai là nhờ chuyên gia tư vấn lắp ráp theo từng phụ kiện.
Những người mới tập chơi xe đạp nên chọn cách mua nguyên chiếc bởi các hãng có uy tín đều đã tính toán rất kỹ cho từng chi tiết, của xe, đáp ứng được nhu cầu vận động chuẩn. Còn dân thể thao có am hiểu hoặc vận động viên chuyên thì mới chọn cách mua xe lắp ráp theo chỉ định. Xe đạp cao cấp thường trọng lượng không được quá 13kg - xe càng đắt tiền, trọng lượng càng nhẹ.
Ông Bùi Đức Hùng, chủ một cửa hàng xe đạp ở quận 10 chỉ tay vào một chiếc và cho biết, "khung sườn của nó làm bằng carbon, nhẹ chỉ 770g, toàn xe cũng chỉ nặng có 7kg, giá 200 triệu đồng và đã có một giám đốc khách sạn đặt mua".
Ông T. làm ở toà án nhân dân quận 1 chia sẻ, nếu không nhờ có chiếc xe đạp cao cấp do đứa cháu gửi về cách đây mười năm và phải tập luyện theo chỉ định thì "có lẽ khó lòng vượt qua căn bệnh tiểu đường týp 3 và sống đến ngày hôm nay".
Ông L. tổng giám đốc một công ty ở Bình Thạnh được bác sĩ chẩn đoán: gai cột sống, khuyên nên mua xe đạp tập thể dục. Ông mua xe đạp thể thao khoảng 5 triệu đồng về tập, nhưng bệnh không bớt mà ngày càng trầm trọng. Theo tư vấn của bác sĩ, ông L. đã chọn một xe đạp cao cấp và có hiệu quả bởi nó được lựa chọn theo thể hình và vóc dáng của người sử dụng.
Trên là hai mẩu chuyện mà ông Đức Hùng kể, bởi nó giống như đôi giày, áo quần. Chẳng hạn, cao từ 1,5 - 1,65m thì chỉ nên chọn những chiếc có ký hiệu quy định cỡ từ 15 - 16 (tương ứng ký hiệu S trong quần áo); còn cao 1,7m - 1,85m thì chọn cỡ 18 - 21 (tương ứng M, L và XL)… Dù người mua là đối tượng nào thì đều phải chọn đúng, nếu không sẽ tạo nên những động tác đạp xe sai tư thế, gây đau lưng, mỏi tay hoặc đạp thiếu lực.
Theo bà Kim Hồng, quản lý cửa hàng xe đạp Kim Hồng ở quận 7 thì việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đạp cũng khó khăn hơn nhiều. Ví dụ như thay vỏ - ruột xe thì phải là hàng chuyên dụng, nhập khẩu trực tiếp, và ít có trên thị trường… Niềng nhôm cao cấp nếu dùng các công cụ nạy vỏ không đúng cách có thể làm cong vênh buộc phải thay với giá vài triệu đồng/cặp. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng thắng đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh còn phải kiêm dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra, vô dầu mỡ, hệ thống đĩa, sên, đề…
[size=4]P/S Ta chẳng phải đại gia để theo đuổi những thú chơi quá "đỉnh" của giới thượng lưu thời nay! Chỉ ước mơ nhỏ nhoi sở hữu em Lamborghini Aventado như tay triệu phú Ấn Độ thôi 3crisp3 3crisp3 3crisp3[/size][size=4]
[/size]
Những người mới tập chơi xe đạp nên chọn cách mua nguyên chiếc bởi các hãng có uy tín đều đã tính toán rất kỹ cho từng chi tiết, của xe, đáp ứng được nhu cầu vận động chuẩn. Còn dân thể thao có am hiểu hoặc vận động viên chuyên thì mới chọn cách mua xe lắp ráp theo chỉ định. Xe đạp cao cấp thường trọng lượng không được quá 13kg - xe càng đắt tiền, trọng lượng càng nhẹ.
Ông Bùi Đức Hùng, chủ một cửa hàng xe đạp ở quận 10 chỉ tay vào một chiếc và cho biết, "khung sườn của nó làm bằng carbon, nhẹ chỉ 770g, toàn xe cũng chỉ nặng có 7kg, giá 200 triệu đồng và đã có một giám đốc khách sạn đặt mua".
Dù chiếc xe này nhập khẩu từ Mỹ giá 26 triệu đồng nhưng phải chọn thích hợp với tầm vóc cơ thể mới đạt hiệu quả tốt cho vận động. |
Ông L. tổng giám đốc một công ty ở Bình Thạnh được bác sĩ chẩn đoán: gai cột sống, khuyên nên mua xe đạp tập thể dục. Ông mua xe đạp thể thao khoảng 5 triệu đồng về tập, nhưng bệnh không bớt mà ngày càng trầm trọng. Theo tư vấn của bác sĩ, ông L. đã chọn một xe đạp cao cấp và có hiệu quả bởi nó được lựa chọn theo thể hình và vóc dáng của người sử dụng.
Trên là hai mẩu chuyện mà ông Đức Hùng kể, bởi nó giống như đôi giày, áo quần. Chẳng hạn, cao từ 1,5 - 1,65m thì chỉ nên chọn những chiếc có ký hiệu quy định cỡ từ 15 - 16 (tương ứng ký hiệu S trong quần áo); còn cao 1,7m - 1,85m thì chọn cỡ 18 - 21 (tương ứng M, L và XL)… Dù người mua là đối tượng nào thì đều phải chọn đúng, nếu không sẽ tạo nên những động tác đạp xe sai tư thế, gây đau lưng, mỏi tay hoặc đạp thiếu lực.
Theo bà Kim Hồng, quản lý cửa hàng xe đạp Kim Hồng ở quận 7 thì việc chăm sóc và bảo dưỡng xe đạp cũng khó khăn hơn nhiều. Ví dụ như thay vỏ - ruột xe thì phải là hàng chuyên dụng, nhập khẩu trực tiếp, và ít có trên thị trường… Niềng nhôm cao cấp nếu dùng các công cụ nạy vỏ không đúng cách có thể làm cong vênh buộc phải thay với giá vài triệu đồng/cặp. Những loại xe đạp cao cấp sử dụng thắng đĩa thì phải có quy trình kiểm tra, châm dầu định kỳ. Đặc biệt các cửa hàng kinh doanh còn phải kiêm dịch vụ chăm sóc và bảo dưỡng định kỳ cho xe như: rút căm, kiểm tra, vô dầu mỡ, hệ thống đĩa, sên, đề…
[size=4]P/S Ta chẳng phải đại gia để theo đuổi những thú chơi quá "đỉnh" của giới thượng lưu thời nay! Chỉ ước mơ nhỏ nhoi sở hữu em Lamborghini Aventado như tay triệu phú Ấn Độ thôi 3crisp3 3crisp3 3crisp3[/size][size=4]
[/size]