[size=3]'Xóm không tắm' ở vùng núi Cao Bằng[/size]
Xóm Lũng Mần (xã Đức Hạnh, huyện Bảo Lâm, Cao Bằng) còn được gọi với cái tên "Vùng đá khát", có người còn gọi là "Xóm không tắm".
Lũng Mần có 70 hộ người Mông, nằm trên vùng núi đá tai mèo. Không có lấy một nguồn nước tự nhiên, gần 400 nhân khẩu của xóm sống dựa vào nước trời. Cả 6 tháng mùa khô, người dân ở đây dùng nước trữ trong các hang, hốc đá, nước sương hứng được mỗi sáng. Thậm chí người dân còn lấy nước từ những gốc chuối như nghìn năm trước…
Trong 6 tháng mùa khô ấy, người dân ở đây quên đi việc tắm. Thực ra có người vẫn được tắm, đôi ba tháng một lần, trong chặng đường vượt núi 20km sang Hà Giang đi chợ, được ào xuống sông Nho Quế.
Tháng 5/2010, thời điểm giao mùa, cũng vì nước bẩn, ở Lũng Mần xảy ra trận dịch tả kinh hoàng cướp đi mạng sống của 6 người. Đã bao năm, các dự án cấp nước cho xóm vẫn nằm trên giấy, nên Lũng Mần vẫn là vùng đá khát.
Đã từ bao đời người Mông ở Lũng Mần vẫn vậy: Bới đá lấy đất trồng ngô, chờ trời mưa xuống.
Hang đá này còn chừng nửa mét khối nước… đặc như cao, 3 gia đình trong bản chia đều dùng đến tận mùa mưa.
Bể chứa nước mưa, nước sương của một gia đình.
Lấy nước từ những gốc chuối như người xưa vẫn làm.
Nước đọng cả năm trong hốc đá được dùng uống ngay.
Dẫu nhọc nhằn, nhưng bà mẹ này vẫn thật may mắn khi kiếm được can nước.
Suốt mùa khô, những đứa trẻ này hầu như không biết đến tắm. 3blingeye3