[justify]Nếu như nhiều người vẫn cho rằng, "Tây Lương nữ quốc" trong Tây Du Ký, một đất nước chỉ có phụ nữ, là sản phẩm tưởng tượng của Ngô Thừa Ân, thì chắc chắn người ta sẽ khó mà tin rằng, trong thế giới hiện đại này vẫn đang tồn tại một xứ sở chỉ có "phái mạnh".[/justify]
[justify] Kể từ năm 1060, khi hòn đảo Athos, Hy Lạp thực hiện luật “cấm phụ nữ” thì nơi đây thực sự đã trở thành một xứ sở của đàn ông. Thậm chí, ngay với động vật nơi đây cũng không cho phép sự tồn tại của “phái yếu”.
Bán đảo Athos độc đáo này là một dải đất dài 56 km, thuộc địa phận Chalkidiki trên bờ biển Địa trung Hải. Dẫu không có đại diện trên thế giới như Vatican, song với tư cách một nước cộng hòa tự trị, bán đảo Athos không chịu sự ràng buộc của pháp luật Hy Lạp. Nơi đây, những luật lệ được công bố trực tiếp từ các tu viện.
Những tu sĩ ở đây ngay khi vừa mới sinh ra đã bị mang lên đảo. Cả đời không biết đến phụ nữ, đồ điện, thậm chí còn không bao giờ đọc báo. Nơi đây, người ta có lệnh cấm khắc nghiệt đối với mọi hành vi giải trí bao gồm ca hát thậm chí là hút thuốc.
Tuy nhiên, có một điều luật khắt khe và bất di bất dịch hơn cả mà có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy sửng sốt khi nghe, ấy là không có bất cứ phụ nữ nào được đặt chân lên hòn đảo này.
Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo
Hiện nay, xứ sở thần bí này trở nên rất hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tuy nhiên, “chế độ” dành cho các khách du lịch đến đây cũng rất khắc nghiệt. Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo.
Những du khách lên đảo không được đem theo động vật giống cái, đồng thời phải được thông qua sự kiểm tra ngặt nghèo của cảnh sát nơi đây để xác định chắc chắn giới tính của du khách là nam giới.
Những cuộc dạo chơi trên đảo Athos chỉ được thực hiện bằng một phương tiện duy nhất: Đôi chân. Các tu viện đều được xây dựng trên những vách đá cheo leo, được bao bởi những bước tường dày. Cổng vào chỉ có thể đi hàng một và nó sẽ đóng cửa ngay khi mặt trời lặn. Đối với du khách đến nơi đây, những chuyến lữ hành như vậy cũng chẳng khác cuộc sống tu hành là bao nhiêu.
Vì những điều luật kỳ lạ nơi đây, nên từ trước tới nay đã từng có rất nhiều phụ nữ muốn “đột nhập” vào. Tuy nhiên, những người thành công trong công việc mạo hiểm này không nhiều. Theo những ghi chép trong sử liệu nơi đây thì cho đến nay chỉ có một người phụ nữ Hy Lạp tên là Aliki Diplarakou đã đột nhập thành công lên xứ sở đàn ông này.
[/justify]
Trong thế giới hiện đại này vẫn đang tồn tại một xứ sở chỉ có "phái mạnh"
Bán đảo Athos độc đáo này là một dải đất dài 56 km, thuộc địa phận Chalkidiki trên bờ biển Địa trung Hải. Dẫu không có đại diện trên thế giới như Vatican, song với tư cách một nước cộng hòa tự trị, bán đảo Athos không chịu sự ràng buộc của pháp luật Hy Lạp. Nơi đây, những luật lệ được công bố trực tiếp từ các tu viện.
Những luật lệ được công bố trực tiếp từ các tu viện mà không chịu ảnh hưởng từ luật pháp Hy Lạp
Những tu sĩ ở đây ngay khi vừa mới sinh ra đã bị mang lên đảo. Cả đời không biết đến phụ nữ, đồ điện, thậm chí còn không bao giờ đọc báo. Nơi đây, người ta có lệnh cấm khắc nghiệt đối với mọi hành vi giải trí bao gồm ca hát thậm chí là hút thuốc.
Tuy nhiên, có một điều luật khắt khe và bất di bất dịch hơn cả mà có lẽ nhiều người sẽ cảm thấy sửng sốt khi nghe, ấy là không có bất cứ phụ nữ nào được đặt chân lên hòn đảo này.
Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo
Hiện nay, xứ sở thần bí này trở nên rất hấp dẫn đối với nhiều du khách. Tuy nhiên, “chế độ” dành cho các khách du lịch đến đây cũng rất khắc nghiệt. Mỗi ngày, cảnh sát trên đảo chỉ cho phép 20 du khách là nam giới và trên 18 tuổi lên đảo.
Những du khách lên đảo không được đem theo động vật giống cái, đồng thời phải được thông qua sự kiểm tra ngặt nghèo của cảnh sát nơi đây để xác định chắc chắn giới tính của du khách là nam giới.
Những cuộc dạo chơi trên đảo Athos chỉ được thực hiện bằng một phương tiện duy nhất: Đôi chân. Các tu viện đều được xây dựng trên những vách đá cheo leo, được bao bởi những bước tường dày. Cổng vào chỉ có thể đi hàng một và nó sẽ đóng cửa ngay khi mặt trời lặn. Đối với du khách đến nơi đây, những chuyến lữ hành như vậy cũng chẳng khác cuộc sống tu hành là bao nhiêu.
Cổng vào chỉ có thể đi hàng một và nó sẽ đóng cửa ngay khi mặt trời lặn
Vì những điều luật kỳ lạ nơi đây, nên từ trước tới nay đã từng có rất nhiều phụ nữ muốn “đột nhập” vào. Tuy nhiên, những người thành công trong công việc mạo hiểm này không nhiều. Theo những ghi chép trong sử liệu nơi đây thì cho đến nay chỉ có một người phụ nữ Hy Lạp tên là Aliki Diplarakou đã đột nhập thành công lên xứ sở đàn ông này.
[/justify]