Tình yêu - giới tính 2009-10-08 03:00:00

Xuất tinh ngược dòng – bệnh khó nói của XY


Dù đã đạt đến “đỉnh cao” rùi mà vẫn chẳng thấy “tinh binh” đâu – chuyện gì xảy ra với những chàng này thế nhỉ?
Xuất tinh ngược dòng là gì?
Xuất tinh ngược dòng là một chứng bệnh “khóưa và khó chịu”của các boys, có tên tiếng Anh là Retrograde Ejaculation. “Khó ưa và khó chịu” là bởi chứng bệnh này khiến cho một số XY dù đã đạt đến đỉnh điểm của sự khoái cảm và có cảm giác xuất tinh khi XXX hoặc “tự sướng” nhưng lại… không thấy tinh dịch phóng ra ngoài.





Bình thường “tinh binh” muốn “xuất quân” phải mượn đường đi của niệu đạo (nước tiểu). Khi “xuất binh”, cơ vòng ở cổ bàng quang đóng kín ngăn đường thoát ra của nước tiểu và cửa niệu đạo sẽ mở, nhường “đường ưu tiên” cho “tinh binh” “xuất quân”. Do đó nếu cơ vòng ở cổ bang quang mà mất đi khả năng co thắt, cửa niệu đạo “đóng chặt” thì “tinh binh” không thể xuất ra ngoài theo đường niệu đạo mà chỉ còn 1 cách là … đi vào bàng quang. Hiện tượng đó chính là xuất tinh ngược dòng.


Xuất tinh ngược dòng có phải là chứng không xuất tinh?


Trên thực tếđây là2 chứng bệnh khác nhau “một trời một vực”. Không “xuất quân” là hiện tượng XY không có khả năng “xuất binh” trong quá trình XXX hoặc“tự sướng” mặc dù “cậu nhỏ” vẫn cương cứng tốt. Do không “xuất binh”được nên“khổ chủ” thường không có khoái cảm.


Trong khi đó, những boys mắc chứng xuất tinh ngược dòng vẫn “xuất binh”và có khoái cảm như thường, chỉ có điều những “tinh binh”đó… chạy ngược vào trong bàng quang mà thui.




Nguyên nhân của chứng không “xuất binh”làdo một số bệnh gây chít hẹp niệu đạo đoạn tiền liệt tuyến hoặc viêm tắc gây bít tắc cổ túi tinh; các bệnh gây nhiễu loạn thần kinh giao cảm; nguyên nhân tâm lý,… Trong khi đó “nguồn gốc” của chứng xuất tinh ngược dòng lại hoàn toàn khác.


Vì sao lại có chứng bệnh “quái chiêu” này nhỉ?


Chứng xuất tinh ngược dòng thường là hậu quả của một số bệnh gây ảnh hưởng đến thần kinh giao cảm chỉ huy cơ vòng ở cổ bàng quang như: bệnh tiểu đường, bệnh vùng chậu đã qua phẫu thuật,… Với nhiều XY có thể do tổn thương thần kinh, cột sống, tủy,…


Ngoài ra việc sử dụng “trường kì” một loại thuốc như thuốc điều trị tăng huyết áp, rối loạn tâm thần,… cũng có thể làm tê liệt giao cảm thần kinh. Những dị dạng bẩm sinh ở niệu đạo hoặc bàng quang cũng có thể gây ra chứng bệnh này.


Đặc biệt, xuất tinh ngược dòng có thể xuất hiện khi XY cố gắng kìm nén việc “xuất binh” trong một thời gian.




Hậu quả của xuất tinh ngược dòng là thế nào?


Hậu quả “nhỡn tiền”của chứng bệnh này đương nhiên là sự lo lắng và vô cùng khó chịu của “khổ chủ” rùi (chẳng nhìn thấy “tinh binh” của mình đâu thì đương nhiên là lo “phát sốt phát rét” í chứ).


Dĩ nhiên là “tinh binh” không “xuất quân”ra ngoài, không “đánh chiếm”“hậu cung” của XX nên những boys này thường bịvôsinh (“tinh binh” chạy hết vào trong bàng quang rùi còn đâu). Khi làm xét nghiệm nước tiểu cho những XY mắc chứng bệnh này, người ta phát hiện thấy sau xuất tinh trong nước tiểu có nhiều tinh trùng.


Có thể điều trị được chứng “tinh binh phản chủ” này không?


Câu trả lời là có, tuy nhiên việc điều trị không hề dễ dàng.




Việc can thiệp điều trị xuất tinh ngược dòng chỉ đặt ra khi người đó mốn cócon. Tùy theo từng nguyên nhân, từng nhóm nguyên nhân mà “khổ chủ” sẽ được điều trị theo những hướng khác nhau. Một số trường hợp có thể điều trị bằng thuốc, một số khác được hỗ trợ khả năng “làm cha” bằng cách lọc lấy “tinh binh” trong nước tiểu và bơm lại vào tử cung, hoặc bơm “tinh binh” vào nang noãn để thụ tinh nhân tạo.


Cũng như các chứng bệnh khác, việc phát hiện và điều trị sớm sẽ làm tăng hiệu quả điều trị. Vì vậy, khi phát hiện thấy điều bất thường bạn hãy lập tức đến các dịch vụ y tế tin cậy. Các bác sĩ sẽ giúp bạn xác định chính xác nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị thích hợp.
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)