1. Môi nứt nẻ
Nghe có vẻ như đây là triệu chứng do thời tiết, nhưng nứt môi, đặc biệt là ở 2 bên mép, thường là dấu hiệu cho thấy bạn bị thiết hụt vitamin B12.
Thiếu vitamin này có thể gây ra vấn đề về sức khỏe, đặc biệt là bệnh thiếu máu.
Vì vậy, khi bị nứt môi, hãy chú ý bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, ăn các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B12, hoặc tham khảo ý kiến bác sĩ.
Ảnh minh họa
2. Chiều cao giảm sút
Nghe có vẻ lạ lùng, nhưng thực ra càng về già, chiều cao của con người có xu hướng giảm dần.
Tuy nhiên, nếu tốc độ giảm sút chiều cao diễn ra nhanh, có thể đó là dấu hiệu cho thấy bạn đang gặp phải vấn đề về xương, nhất là bệnh loãng xương.
Bệnh lý về xương sẽ khiến bạn dễ bị gãy xương khi té hoặc cong vẹo cột sống.
Lời khuyên cho bạn trong trường hợp này là nên thay đổi chế độ ăn uống để ngăn chặn nguy cơ bệnh xảy ra.
3. Dễ bị cảm lạnh
Nếu bạn dễ bị cảm lạnh, rất có thể, bạn đang gặp vấn đề về hệ miễn dịch, bị thiếu vitamin C hoặc virus đang tấn công hệ miễn dịch.
Lúc này, bạn nên đi xét nghiệm máu để kiểm tra xem có vấn đề gì liên quan đến hệ miễn dịch không.
Đồng thời, bạn hãy cố gắng cải thiện tình trạng sức khỏe của mình bằng một chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh.
4. Nước tiểu vàng đậm
Nếu bạn uống nước nhiều, nước tiểu xuất ra sẽ trong. Nhưng nếu bạn đã uống đủ nước mà nước tiểu vẫn có màu vàng sẫm, có thể thận của bạn đang gặp vấn đề.
Lời khuyên cho bạn là nên tăng cường uống nước và xem màu nước tiểu có thay đổi không. Nếu không có gì thay đổi, bạn nên đi bệnh viện để kiểm tra thận.
5. Tình trạng da thay đổi liên tục
Nếu bạn bị nổi mụn, bị chàm, hoặc bất kỳ rối loạn về da thường xảy ra, điều đó cho thấy, bạn không chăm sóc da đúng cách hoặc sử dụng sản phẩm dưỡng da không phù hợp.
Bên cạnh đó, tình trạng này có thể là kết quả của dị ứng, stress nên bạn cần phải thư giãn.
Làn da chiếm diện tích lớn nhất trong cơ thể, và đây cũng là chiếc chuông cảnh báo cho thấy cơ thể bạn đang gặp vấn đề, và sức khỏe bạn không tốt như bạn nghĩ.
6. Khó ngủ
Khi ngủ, cơ thể của chúng ta phải giảm lượng cortisol (hormone này đóng vai trò quan trọng trong việc chuyển hóa protein, chất béo và carbohydrate.
Nó ảnh hưởng đến lượng đường trong máu, giúp duy trì huyết áp, điều chỉnh hệ thống miễn dịch).
Mất ngủ ảnh hưởng đến hệ miễn dịch
Tuy nhiên, khi cơ thể căng thẳng hoặc lo âu, mất ngủ triền miên, lượng cortisol sẽ không giảm và khiến nhịp sinh học cơ thể bị rối loạn.
Khi tình trạng này xảy ra, cơ thể của bạn phải đấu tranh để cải thiện bằng cách huy động và tăng cường nạp năng lượng.
Từ đó khiến bạn cảm thấy mệt mỏi, thậm chí làm cho bạn dễ nhiễm nhiều loại bệnh do hệ thống miễn dịch không hoạt động hết công suất.
7. Ngủ đủ giấc nhưng vẫn mệt mỏi
Bạn tự hỏi tại sao mình ngủ đủ giấc nhưng vẫn cảm thấy mệt mỏi, nhất là vào buổi trưa - chiều? Rất có thể bạn đang gặp một vài vấn đề với tuyến giáp.
Có thể tuyến thượng thận đang bị kiệt sức dẫn đến cơ thể sớm sử dụng tất cả năng lượng mà không được nạp lại một cách thích hợp.
Tình trạng này khiến cơ thể bạn mệt mỏi. Lời khuyên cho bạn là hãy đi kiểm tra tuyến giáp của mình xem có vấn đề gì không.