Theo nghiên cứu được công bố trên Phys.org, việc phải tìm cách sinh tồn trong điều kiện thức ăn kém dinh dưỡng và thay đổi theo mùa đã thúc đẩy não bộ ở người tiền sử và các loài linh trưởng khác. phát triển lớn hơn, đồng thời cải thiện chức năng nhận thức.
ảnh minh họa
Trưởng nhóm Amanda D Melin của Đại học Washington (Mỹ) cho biết việc phải ăn côn trùng khi nguồn thực phẩm khan hiếm có thể đóng góp vào quá trình tiến hóa nhận thức của loài hominid và thiết lập nền tảng cho việc sử dụng công cụ hiện đại ở loài người.
Dựa trên kết quả nghiên cứu 5 năm ở loài khỉ tại Costa Rica, báo cáo trên cung cấp chứng cứ hỗ trợ thuyết tiến hóa vốn liên hệ sự phát triển của các kỹ năng cảm biến và vận động - như sự khéo léo của đôi tay, sử dụng công cụ và khả năng giải quyết vấn đề bằng cách đưa ra các sáng kiến - với những thách thức đến từ hoạt động tìm kiếm và khai thác nguồn thực phẩm từ côn trùng.
Đây cũng là cuộc nghiên cứu đầu tiên đưa ra chứng cứ chi tiết cho thấy sự thay đổi nguồn cung cấp thức ăn do thời tiết và mùa màng gây ảnh hưởng đến các mô hình ăn uống ở loài khỉ trong hoang dã.
Cuộc nghiên cứu cũng cho thấy nhiều nhóm dân số trên thế giới thường ăn côn trùng theo mùa và cho rằng thói quen này đóng vai trò chủ chốt trong quá trình tiến hóa ở người.