Qiao Si (còn gọi là Song Yongjia) là một tay gangster nổi tiếng ở tỉnh Heilongjiang. Tên này đã bị bắt và xử tử hình vào năm 1991. Băng của Qiao Si hoạt động mạnh từ năm 1986 với các hoạt động liên quan đến bất động sản và xây dựng. Chúng dùng nhiều thủ đoạn để tước đoạt nhiều khách sạn và garare ở tỉnh Heilongjiang. Để thực hiện mọi việc êm thấm, chúng đã hối lộ nhiều quan chức địa phương.
Qiao Si bị bắt trong vụ thanh tra của ủy viên Bộ chính trị Trung Quốc tới Heilongjiang năm 1990. Vị quan chức cấp cao này đã không thông qua các cơ quan địa phương mà trực tiếp bắt giữ tên trùm này.
Yu Zoumin, một ông trùm với dáng vẻ rất hào hoa là thành viên của ngôi làng giàu nhất Trung Quốc thập kỉ 90. Tên này bị bắt năm 1993 vì tội “Bao bọc, che giấu tội phạm và cản trở người thi hành công vụ”. Câu chuyện là sau một vụ giết người ở ngôi làng này, lực lượng người dân nơi đây đã ra ngăn cản không cho cảnh sát địa phương điều tra vụ việc. Thực tế Yu là lãnh đạo của cả ngôi làng, chỉ đạo họ cách làm ăn và thao túng họ. Nhờ sự kín tiếng của người dân, Yu đã không bao giờ bị phát hiện và cũng chẳng có tin đồn nào về hoạt động phạm tội của hắn. Cuối cùng Yu lại bị chính phủ bắt vì tội danh “chống người thi hành công vụ”.
Lai Changxing (sinh năm 1958) lại là 1 gangster dưới lớp vỏ bọc chủ doanh nghiệp. Tên này là chủ tịch Yuanhua Group. Dưới lớp vỏ bọc này, Lai đã buôn lậu ô tôt, xì gà, dầu, đồ dệt may và chất hóa học vào Trung Quốc thông qua đường biển với giá trị lên đến nhiều tỉ đô la. Mức độ phạm tội còn lớn đến mức 64 quan chức chính phủ đã nhận hối lộ và dính líu vào vụ việc.
Sau khi bị phát hiện, Lai chạy trốn khỏi Trung Quốc và bay sang Vancouver Canada. Lai được mô tả bởi báo giới là tên tội phạm bị truy lùng gắt gao nhất thời đó. Cuối cùng sau nhiều nỗ lực ngoại giao, tên Lai đã bị dẫn độ về Trung Quốc vào năm 2011. Lai đã bị xử án tù chung thân.
Zhang Ziqiang, một gangster với phong cách trí thức khác biệt. Zhang sinh ra ở Yulin, tỉnh Guangxi. Cuộc đời của Zhang gắn liền với vụ bắt cóc chấn động nhất châu Á thập niên 90, vụ bắt cóc Victor Li, con gái của doanh nhân giàu nhất châu Á thời bấy giờ là Li Ka-shing. Số tiền chuộc mà Zhang yêu cầu lên tới hàng triệu đô la Hồng Công, số tiền chuộc đã được đưa vào sách kỉ lục Guiness. Thậm chí với số tiền lớn như vậy, Ông Li còn không hề báo cảnh sát. Tuy nhiên cuối cùng tên Zhang vẫn bị bắt và bị xử tử hình vào năm 1998.
Wan Kuok-koi, với vẻ ngoài là một người lao động rất bình thường, lại là một ông trùm của Macau. Với biệt danh “Koi răng vỡ”, Wan là lãnh đạo của hội tam hoàng ở Macau. Tên này bi buộc tội vì cho vay nặng lãi, rửa tiền và lãnh đạo tội phạm có tổ chức. Là thành viên của băng 14k hội Tam hoàng, Wan liên tục tổ chức đàn áp những băng nhóm khác và chiến hữu riêng những phòng VIP ở các Casino.
Wang bị bắt sau khi làm giọt nước tràn li vì vụ ám sát không thành giám đốc cục điều tra Macau. Ông này đã may mắn thoát chết khi đang đi bộ trong lúc chiếc xe của ông bị nổ tung thành từng mảnh.
Charles Heung thì lại nổi tiếng với “gia cảnh” và “sở thích kì lạ” của hắn. Anh của Heung là một thành viên cấp cao trong hội Tam Hoàng trong khi người cha là lãnh đạo của hội Tam Hoàng trên toàn Hong Kong. Tuy nhiên Heung lại không có vẻ ngoài là một tên côn đồ mà thực tế hắn còn là một nhà sản xuất phim từ thập niên 70. Một bộ phim nổi tiếng của Trung Quốc “True Mob Story” được cho là đã dựa trên phần nào đời sống của gia đình hắn. Sau khi bị chính quyền phát hiện tội ác, Heung đã bị trục xuất khỏi Hồng Công, và hắn lại chạy sang Đài Loan tìm mảnh đất mới để làm điều phi pháp.
Henry Fok, cũng bị nghi ngờ là thành viên hội Tam Hoàng, ngoài đời là một doanh nhân rất có uy tín với chính phủ, và còn là tác giả cuốn sách “Red Dragon Rising” rất thịnh hành với giới doanh nhân Trung Quốc thời bấy giờ. Fok nổi danh từ việc vận chuyển các hàng hóa bị Liên Hợp Quốc cấm vận vào Trung Quốc trong gia đoạn chiến tranh Triều Tiên. Sau đó lợi dụng sự tín nhiệm của chính phủ, nhiều lần hắn và con trai đã thực hiện những vụ buôn vũ khí ra nước ngoài. Tuy nhiên Fok chưa bao giờ bị đem ra xét xử.
Liu Yong, một mafia dưới mác doanh nhân khác thì lại không thoát khỏi án tử. Tên này bị tuyên án tử hình và bị phạt 15 triệu Nhân dân tệ vào năm 2002. Liu yong trước đây là thành viên hội đồng quản trị của Shenyang Jiayang Group, sau đó chuyển sang lãnh đạo băng nhóm ở thủ phủ tỉnh Liaoning này. Liu bị kết án vì tổ chức, lãnh đào và tham gia các hoạt động xã hội đen, thực hiện các hoạt động kinh doanh tàn ác và phi pháp. Liu còn dính tội trốn thuế, tống tiền, tích trứ vũ khí trái phép, trộm cắp và hối lộ.
Hsu Hai Ching là một trong những mafia đáng ngưỡng mộ nhất ở Đài Loan. Hsu là người đã đưa hoạt động tội phạm có tổ chức đến với địa phận Đài Loan và là bố già thực thụ ở nơi đây. Với 2 biệt danh nổi tiếng được đặt bởi các đàn em là “Anh của muỗi” và “Kẻ đầu cơ vĩ đại”, Hsu đã gây dựng tổ chức lớn mạnh và có hơn 10,000 đàn em.
Quyền lực của Hsu còn lớn hơn tất cả các quan chức địa phương. Tổ chức của hắn dính líu đến mọi hoạt động phi pháp như mại dâm, cá độ, tống tiền, buôn bán vũ khí, ma túy và buôn người. Quyền lực của Hsu chỉ tạm chuyển giao khi hắn mất ở tuổi 93.
Zhou Guanglong thì thực sự là một đại ca trưởng thành từ đường phố. Khởi nghiệp bằng nghề bảo kê đòi tiền mãi lộ ở hệ thống đường sắt ở Guangzhou, Zhou đã dùng tiền và sức mạnh nhanh chóng thu phục thêm đàn em và mở rộng mạng lưới bảo kê ra những ga tàu khắp Trung Quốc.
Sau đó, Zhou còn lập một công ti nhằm thâu tóm những tàu chở hàng trên toàn Trung Quốc nhưng đã vấp phải sự phản đối của nhiều người. Tuy vật tất cả những người không hợp tác đều bị Zhou đánh đập dã man. Ước muốn bá chủ đường sắt của Zhou đã bị đập tan khi chính quyền đã kịp thời can thiệp và Zhou đã bị tuyên án tử năm 2012 và đi theo hắn là hàng chục kẻ cùng hợp tác đều phải nhận án tù.