Uống nước vừa đủ
Với người mắc bệnh lý tim mạch, cao huyết áp, suy tim, thận, uống quá nhiều làm nước kém đào thải ra ngoài hoặc gia tăng áp lực lên hệ thống tim mạch. Hệ quả là gây tăng huyết áp, phù, rối loạn điện giải… Vì vậy, người bệnh tim cần uống lượng nước vừa đủ theo nhu cầu của cơ thể, uống khi thấy khát. Trường hợp nặng, cần có hướng dẫn chi tiết của bác sĩ, điều chỉnh chính xác lượng uống theo tiến triển bệnh.
Hạn chế ăn mặn
Natri, thành phần chính của muối, là yếu tố quan trọng kiểm soát điện giải và huyết áp ở người bệnh tim. Do vậy, hạn chế ăn mặn là điều rất cần thiết với người bệnh tim. Bệnh nhân cần hạn chế các thực phẩm có vị mặn như nước chấm, mắm, cá khô, chà bông, muối và cả mỳ chính (chứa natri) trong nấu nướng. Người bệnh tim chỉ nên ăn 5-10g muối một ngày bao gồm cả lượng gia vị nêm nếm.
Kiểm soát chất béo
Lượng chất béo trong khẩu phần ăn hàng ngày của người bệnh tim chỉ nên chiếm 20-30% tổng năng lượng cung cấp cho cơ thể. Việc ăn quá nhiều chất béo, đặc biệt là từ động vật, sẽ ảnh hưởng không tốt đến chỉ số mỡ máu, làm tăng lượng cholesterol và dẫn đến tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não.
Nói không với bia rượu, thuốc lá
Bia rượu và thuốc lá là kẻ thù của trái tim. Người bệnh tim nên tránh xa bia rượu, thuốc lá nếu không muốn xơ vữa động mạch.
Tăng cường rau quả
Trái cây, quả chín, rau xanh bổ sung nhiều vitamin có lợi cho sức khỏe. Người bệnh nên lựa chọn đa dạng các thực phẩm tươi sạch và quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn.
Uống thêm sữa
Sữa là một trong những nguồn dinh dưỡng giàu dưỡng chất, cân bằng và lành mạnh với người bệnh tim, người có nguy cơ tim mạch, cao niên. Các chất đạm trong sữa có giá trị sinh học cao, chứa nhiều acid amin cần thiết. Tuy nhiên, một số người cao tuổi có thể bị rối loạn tiêu hóa khi sử dụng chế phẩm từ sữa bò. Khi đó, nên lựa chọn thực phẩm bổ sung từ đạm đậu nành để thay
Nguồn:Nhà thuốc Nghĩa Hưng