Phim ảnh 2012-11-18 09:26:55

Chuyện chưa biết về hành trình tìm Phật Tổ, Phật Di Lặc cho Tây Du Ký


[size=6]Quá trình tìm 4 thầy trò Đường Tăng của đạo diễn Dương Khiết đã hoàn thành, các nhân vật như thần tiên, phật đạo cũng là những yếu tố không thể thiếu của "Tây Du Ký" cũng được bà cất công kiếm tìm.[/size]
[justify]Các nhân vật thần tiên, phật pháp.

Trong “Tây Du Ký”, ngoài 4 thầy trò Đường Tăng ra còn có cơ man nào là những vị thần tiên, phật đạo, yêu ma quỷ quái, quân vương thần tể cùng những người người dân bách tính. Tất cả họ đều góp phần tạo nên những vai diễn nhất định và vô cùng quan trọng trong mỗi tập phim cụ thể. Đối với hình tượng của những yêu ma, quỷ quái thì phần lớn thông qua hóa trang và đeo mặt nạ để tạo hình. Những nhân vật  này đa số đều có hình dạng của những loài động vật như trâu xanh, sư tử, báo, hổ, chồn…[/justify]

[justify]Tạo hình các nhân vật thần tiên, [/justify][justify]phật đạo trong phim "Tây Du Ký".[/justify]

[justify]Lại nhắc đến một  nhân vật quan trọng nhất trong việc hóa trang cho đoàn phim, đó chính là nghệ sĩ hóa trang Vương Hy Chung, ông đã tạo ra không biết bao nhiêu hình tượng cho các nhân vật khi mang đặc điểm của các loài động vật, đồng thời dựa trên những đặc tính của những loài này để tạo ra những hình tượng thiện lương hay hung ác, đáng yêu hay đáng ghét…trong “Tây Du Ký”.[/justify]

[justify]Quần tiên tụ hội trong buổi giao lưu gặp gỡ[/justify][justify] chào xuân 1987 "Tề Thiên Lạc"
của đoàn phim Tây Du Ký.[/justify]

[justify]Còn đối với tạo hình của những nhân vật thần tiên thì mọi người ai cũng đều có biết qua và khá quen thuộc như phật Như Lai, Quan Âm Bồ Tát, Di Lặc, 3 vị Phúc – Lộc – Thọ… Những nhân vật này thì ai cũng đều có thể bắt gặp thường xuyên bởi tượng của họ được thờ trong chùa chiền, miếu mạo hay đền. Hình tượng của những nhân vật này trong phim cũng không khác quá nhiều so với những bức tượng ngoài đời, điều này sẽ khiến cho khán giả chấp nhận và dễ dàng nhận ra vị nào ra vị nấy.[/justify]

[justify]Quần tiên hội tụ trong tiệc bàn đào trên thiên đình.[/justify]

[justify]Để tìm diễn viên vào vai các nhân vật này thì việc đầu tiên là họ phải có những nét tương đồng.. Ngoại hình lẫn thần thái gần gũi với nhân vật là yếu tố vô cùng quan trọng, ngoài ra đoàn phim còn có yêu cầu về kỹ năng diễn xuất. Những diễn viên được chọn nhất định không thể thiếu những yếu tố trên.Trong quá trình tuyển chọn diễn viên cho các nhân vật này, Dương Khiết cũng đặt ra những điểm cốt yếu tương tự như việc tìm 4 thầy trò Đường Tăng.

Phật Tổ Như Lai – Chu Long Quảng

Trong thế giới thần tiên, Phật Tổ Như Lai chính là người có quyền uy tối cao. Gương mặt của Như Lai hiền lành, đôn hậu, ánh mắt nhìn từ bi, bất kể là trong tư thế ngồi hay là nằm đều toát ra được nét trang nghiêm của một vị thần thánh tối cao. Đây là một nhân vật khó tìm và Dương Khiết phân vân không biết phải tìm ai? Không phải chỉ cần một người có thân hình to lớn, mặt to, điều này chưa đủ. Trong đầu nữ đạo diễn đã nghĩ tới một vài người, nhưng sau khi mời họ hóa trang thử thì đều nhận thấy họ không có thần thái hay mang lại cảm giác như trong yêu cầu của kịch bản.[/justify]

Chu Long Quảng trong tạo hình nhân vật Phật Tổ Như Lai.


Tạo hình Như Lai của nghệ sĩ Chu Long Quảng trong phần 1 "Tây Du Ký" 1986
và phần 2 năm 2000.

[justify]Nghệ sĩ hóa trang Vương Hy Chung sau đó đã giới thiệu cho Dương Khiết một người từng diễn vai Cao Toàn Bảo trong phim “Địa đạo chiến”, đó chính là Chu Long Quảng. Vì Dương Khiết chưa từng xem bộ phim đó nên bà cũng không có ấn tượng cũng như còn hoài nghi, liệu một hình tượng người nông dân có thể đảm nhiệm vai phật Như Lai. Thế nhưng khi hóa trang cho Chu Long Quảng xong thì Dương Khiết chỉ còn thốt ra một câu: Như Lai đã xuất hiện! Từ giờ phút đó, hình ảnh vị Như Lai sống của Chu Long Quảng đã đi vào lòng người xem một cách gần gũi và hiện hữu sau phim “Tây Du Ký”. Trong quá trình đóng “Tây Du Ký”, Chu Long Quảng đã tăng cân thêm càng khiến nhân vật Phật Tổ giống hơn và làm hài lòng đoàn phim.

Thái Thượng Lão Quân – Trịnh Dung

Trong thế giới Đạo giáo, Thái Thượng Lão Quân là một nhân vật có địa vị tối cao, tướng người cao to đầy đặn, thàn thái của một vị tiên phong đạo cốt, mọi sự đều nắm trong lòng bàn tay cũng như dự tính “như thần”. Thế nhưng cũng có đôi lần ông sơ xuất để Tôn Ngộ Không lấy trộm mất linh đơn rồi sau mới quay sang đề phòng Bật Mã Ôn vì sợ lại bị “con khỉ” một lần nữa ăn cắp bảo bối. Nhân vật Lão Quân sẽ là một vị thần tiên được nhân tính hóa nhiều nhất, vì vậy diễn viên đảm nhiệm nhân vật này sẽ phải diễn có trừng mực và biết tiết chế vừa phải, đây sẽ là yếu tố quan trọng nhất trong quá trình thể hiện nhân vật thần tiên này. Còn việc tuyển chọn diễn viên?[/justify]

[justify]Tạo hình nhân vật Thái Thượng Lão Quân của[/justify][justify] nghệ sĩ Trịnh Dung
trong phim "Tây Du Ký".[/justify]


Cách diễn của nghệ sĩ Trịnh Dung vừa làm toát lên chân dung
một Thái Thượng Lão Quân vừa tôn kính lại vừa hài hước.

[justify]Qua nhiều lần tuyển chọn, Dương Khiết quyết định mời nghệ sĩ nổi tiếng Trịnh Dung từ Kịch viện Nghệ thuật nhân dân Bắc Kinh đến thử vai. Trịnh Dung từng đảm nhiệm vai Thường Tứ Gia trong vở “Trà quán”, vai diễn đã để lại ấn tượng khó quên về một hình tượng kinh điển của Kịch viện Nghệ thuật nhân dân Bắc  Kinh.

Hình tượng nhân vật của Trịnh Dung cũng có đặc điểm là người cao to phốp pháp và rất mực thước, có liều lượng. Sau khi hóa trang xong, quả nhiên là đã mang toát ra khí chất tiên phong đạo cốt của một đạo sĩ tối cao, khiến nhiều người đều cảm nhận thấy sự nhã nhặn, ôn tồn nhưng lại uy nghiêm, vào vai Thái Thượng Lão Quân thì không còn gì phù hợp hơn. Trong “Tây Du Ký”, nghệ sĩ Trịnh Dung đã để lại ấn tượng về một Thái Thượng Lão Quân vừa tôn kính, vừa đáng yêu nhưng cũng lại khá hài hước.

Trong công việc, thái độ làm việc của Trịnh Dung rất đáng nể phục, tuy vai diễn của ông không nhiều thế nhưng Trịnh Dung lúc nào cũng là người có mặt sớm nhất. Một diễn nhỏ bé như thế này đối với một nghệ sĩ lớn như Trịnh Dung quả thật là quá đơn giản, thế nhưng mỗi lần tác nghiệp, Trịnh Dung luôn là người xuất hiện đầu tiên, chăm chú và tỉ mỉ đọc lại kịch bản cũng như diễn qua trước khi quay. Có khi có phân cảnh rất ngắn và chỉ xuất hiện trong vài giây với đoạn hội thoại ngắn nhưng Trịnh Dung cũng đều nhập vai một cách hết mình.[/justify]

[justify]Nghệ sĩ Trịnh Dung trong một cảnh quay [/justify][justify]Thái Thượng Lão Quân
trong điện luyện linh đơn trên thiên đình.[/justify]

[justify]Trong “Tây Du Ký”, hầu hết cảnh quay của ông đều là ở trên thiên đình và đều rất dễ bị “trượt băng”. Trong khi các diễn viên sau khi quay xong đều lũ lượt kéo nhau rời khỏi trường quay. Trên sàn diễn thường ướt và trơn trượt, ngoài ra còn sắp đặt rất nhiều đường ống và lại bị đạo cụ tạo khói hay mây che khuất, rất khó nhận biết. Trong cảnh Tôn Ngộ Không lẻn vào phòng luyên đơn của Thái Thượng Lão Quân để thó hồ lô đựng linh đơn, Kim Lai đã bị trượt chân vì nền quá trơn trượt và bị vướng vào những đường dẫn phía dưới, cảnh quay đó đã được dừng lại đợi khi Kim Lai bình phục. Điều này làm Dương  Khiết hết sức lo lắng khi nghệ sĩ Trịnh Dung thì tuổi cũng đã cao, chân tay đi lại cũng không được linh động, nhỡ không may bị ngã thì khá phiền. Thế nhưng, thái độ làm việc của nghệ sĩ Trịnh Dung lại không nề hà chút nào, một khi đã ra trường quay thì nhất định phải hoàn thành thì mới về.[/justify]

[justify]Tạo hình nhân vật Thái Thượng Lão Quân của nghệ sĩ [/justify][justify]Trịnh Dung trong phần 1
"Tây Du Ký" 1986 và phần 2 quay năm 2000.[/justify]

[justify]Trước thái độ làm việc nghiêm túc và cậu thị của Trịnh Dung, đạo diễn Dương Khiết đã trịnh trọng mời ông làm người cố vấn cho các tập “Ăn cắp quả Nhân Sâm” và “Thu nhận Trư Bát Giới”. Tuy là cố vấn,  nhưng tất thảy mọi việc đều được ông sắn tay chỉ việc một cách tận tình và nhiệt huyết, ngày nào cũng dậy thật sớm đến trường quay nhưng cũng lại là người về muộn  nhất sau khi chuẩn bị xong đạo cụ cho ngày hôm sau.

Con người của Trịnh Dung cũng hết sức giản dị và có vẻ khác thường nhưng luôn nhận được sự kính trọng của các thành viên trong đoàn. Khi ăn uống ông đều ăn cùng mọi người chứ không có đòi hỏi gì, hàng ngày chỉ uống vài cốc nước lọc, đoàn đã ưu tiên mua lá chè xanh về cho ông nhưng Trịnh Dung đều từ chối.[/justify]

[justify]Hình ảnh mới nhất về nghệ sĩ Trịnh Dung bên gia đình ở Bắc Kinh.[/justify]

[justify]Thời gian đó, trong phòng của mọi người đều xuất hiện chuột, sáng cũng như đêm trước khi đi ngủ, phòng nào ai nấy cũng đều náo loạn vì đuổi chuột. Trong khi bên phòng của Trịnh Dung thì không hề thấy động tĩnh gì.Thấy lạ, Dương Khiết hỏi thì được biết trong phòng của ông không hề có chuột. Về sau mọi người mới phát hiện ra trong phòng của Trịnh Dung không hề có đồ ăn vặt, vì vậy chuột có đến cũng chẳng có gì mà “kiếm chác”.

Chân Nguyên Đại Tiên - Ngô Quế Linh

Đây là vị thần tiên làm Tôn Ngộ Không phải đau đầu nhất, có thể coi là một người đối đầu nặng ký! Bởi Tôn Ngộ Không đã cùng "hiền đệ" Trư Bát Giới ăn cắp quả Nhân Sâm trong vườn của Chân Nguyên Đại Tiên, sau đó còn đánh bật cả gốc cây, dẫn đến cả 4 thầy trò có chạy cũng không thoát khỏi vạt áo của vị Chân Nguyên Đại Tiên này. Trước tình thế ngàn tơ treo sợi tóc, Tôn Ngộ Không chỉ còn biết lên trời xuống địa phủ, cầu khắp bốn phương để mong thoát nạn, thế nhưng tất cả đều vô dụng. Cuối cùng may nhờ gặp được tam tinh Phúc - Lộc - Thọ chỉ dẫn cho đến Nam Hải gặp Quan Âm mong nhờ bà cứu sống cây Nhân Sâm thì Đại Tiên mới tha tội và thả cho đi.[/justify]

[justify]Tạo hình nhân vật Chân Nguyên đại tiên[/justify]
[justify]của nghệ sĩ Ngô Quế Linh.[/justify]

[justify]Chân Nguyên Đại Tiên là lão tổ của Đạo gia, thần thông quảng đại, địa vị tối cao, một con người chính khí và nghiêm nghị vô cùng, mọi việc đều nằm trong tầm kiểm soát của người, không ai có thể thoát khỏi mắt Đại Tiên. Về diễn viên thể hiện phù hợp nhất với nhân vật này, Dương Khiết đã nghĩ tới nghệ sĩ nổi tiếng Ngô QuếLinh đến từ Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Bắc Kinh, một người có đầy đủ những cá tính cũng như thần thái và đặc điểm này, người vốn hội đủ vẻ uy nghiêm và đạo mạo, đĩnh đạc cần có ở vị Đại Tiên.[/justify]



[justify]Nghệ sĩ Ngô Quyế Linh trong một cảnh quay tập "Ăn trộm [/justify][justify]quả Nhân Sâm"
Trư Bát Giới trước giờ bị cho vào vạc dầu.[/justify]

[justify]Cả hai nghệ sĩ Ngô Quế Linh và Trịnh Dung đều là những cây đại thụ và là những nghệ sĩ nổi tiếng của Kịch viện Nghệ thuật Nhân dân Bắc Kinh, cả hai đều có thái độ làm việc đầy trách nhiệm cũng như vị nghệ thuật như nhau, họ không quản vai diễn nhỏ hay quan trọng, phim ngắn hay dài đều làm việc hết mình với thái độ cầu thị. Để hoàn thành tốt vai diễn của mình, thậm chí Ngô Quế Linh đã đề xuất với đoàn phim "Tây Du Ký" tạo điều kiện cho ông đến Thanh Thành Sơn đạo quán để học tập và chuyên tâm nghiên cứu về đạo sĩ, học tập các quy tắc của đạo gia, những lễ nghi và đạo lý trong đạo giáo… cũng từ đó đã kết giao và trở nên thân tình với các đạo trưởng ở đây mà mãi về sau này đạo diễn Dương vẫn còn nhắc tới như một sự cầu toàn cho lớp diễn viên trẻ noi theo.

Phật Di Lặc - Thiết Ngưu

Đây có lẽ là một vai diễn khiến Dương Khiết gặp khá nhiều khó khăn. Từ lúc mới bắt đầu tuyển diễn viên, việc hóa trang thử cũng đã qua vài người thế nhưng vẫn không gặp được người nào vừa ý. Thậm chí sắp đến cảnh quay có nhân vật này mà vẫn chưa tìm ra diễn viên khiến nữ đạo diễn càng thêm sốt ruột và lo lắng.[/justify]

[justify]Phật Di Lặc qua tạo hình "tự nhiên" của nghệ sĩ Thiết Ngưu.[/justify]

[justify]Cuối năm 1985 (khoảng tháng 10), Đài truyền hình Thượng Hải có mời Dương Khiết đưa những diễn viên đóng vai Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới tham gia một sự kiện do đài tổ chức. Tới dự tại buổi tiệc hôm đó, xuất hiện đông đảo các anh chị em diễn viên từ xưởng phim của đài Thượng Hải, hết thảy mọi người đều khá quan tâm đến quá trình quay của đoàn phim "Tây Du Ký". Khi biết đạo diễn Dương đang hết sức lo lắng trong việc tìm diễn viên đóng vai Di Lặc, ông Chung Tinh Hỏa - một người quen trong nghề của Dương Khiết có giới thiệu một diễn viên cho bà. Theo hướng tay chỉ của ông Chung, Dương Khiết thấy một người ngồi trên ghế đầu bên cạnh cửa ra vào. Một người có môi dày, mặt tròn vạnh vạnh, có đôi mắt hít như biết cười, thân hình khá phốp pháp to béo, nụ cười hiền từ.Trong đầu Dương Khiết lúc đó đã nghĩ đến việc coi như Phật Di Lặc đã xuất hiện rồi.[/justify]

[justify]Thiết Ngưu trong tạo hình nhân vật Phật Di Lặc [/justify][justify]ở tập cuối khi gặp gỡ
thầy trò Đường Tăng tại Tây Trúc.[/justify]


Nghệ sĩ Thiết Ngưu (phải) bên cạnh nam diễn viên Lục Tiểu Linh Đồng
Chương Kim Lai khi Tôn Ngộ Không đến Thượng Hải thăm Di Lặc.

[justify]Vậy là sau bao ngày tìm kiếm tuyển chọn vật vả, rút cục cũng đã tìm thấy người đạt yêu cầu.Dương Khiết mừng ra mặt và tiến tới trước mặt vị này để đề xuất việc hợp tác. Sau khi nghe lời đề nghị "Anh có muốn tham gia đóng vai Di Lặc trong Tây Du Ký không?" từ nữ đạo diễn Dương Khiết thì người này liền nở nụ cười hiền từ và nhận lời. Đây là lần đầu, đạo diễn Dương gặp được một diễn viên có ngoại hình giống với nhân vật đến như vậy, ngay cả cái bụng bự cũng là thật chứ không cần phải hóa trang.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)