[/size]
Vợ chồng anh Thư, chị Tuất đã vượt qua không biết bao nhiều sóng gió để đến với nhau. |
Tôi bước vào ngôi nhà cấp bốn ở cuối xã Thiên Hương (Thủy Nguyên, Hải Phòng), thấy chỉ có hai chiếc giường, chiếc bàn thờ, chiếc bàn uống nước cũ kỹ và ba chiếc ghế thì hai chiếc gãy chân. Anh Trần Mạnh Thư bắt đầu câu chuyện từ hoàn cảnh đau thương của mình.
Trần Mạnh Thư sinh năm 1971, trong một gia đình nghèo khó. Bố biền biệt ở chiến trường, mẹ bệnh tật không chăm nổi hai anh em Thư, nên cứ để vạ vật, mặc hai đứa lớn lên như cây cỏ.
Năm lên 3 tuổi, Thư bị sởi. Không được điều trị kịp thời, bệnh chạy vào trong gây ra tai biến. Trận tai biến đó đã khiến đôi mắt đẹp đẽ của Thư cứ dại dần, nhìn kém, rồi mù hẳn.
Người cha phục vụ trong quân đội không yên lòng về người vợ ốm yếu, đứa con bệnh tật, nên xin về một cục. Ông đưa con trai đi chạy chữa khắp nơi, chữa cả Đông lẫn Tây y, song không có kết quả. Bác sĩ ở một bệnh viện lớn bảo cứ đưa Thư về nuôi dưỡng cho lớn, có sức khỏe, rồi tiến hành mổ mắt sau.
Nhưng rồi, bệnh mẹ Thư mỗi ngày một nặng, khiến kinh tế gia đình suy kiệt. Năm 1995 bà mất. Bố Thư lo nghĩ nhiều, làm việc quá sức nên cũng mắc đủ thứ bệnh. Nặng nhất là viêm phổi mãn tính, ho sù sụ suốt ngày đêm. Gia cảnh khó khăn như thế, nên bố mẹ không còn sức quan tâm đến đôi mắt của Thư nữa.
[/size]
Cuộc đời của anh Thư đầy rẫy những ký ức buồn… |
Nỗi đau lớn nhất ập xuống ngôi nhà đầy bất hạnh này, đó là vào năm 2005, người em trai, là trụ cột gia đình của Thư đã mất tích ngoài biển cả trong một chuyến hải hành. Em trai Thư mất đi, không để lại cái gì, không vợ, không con, không cả xác.
Cuộc sống khó khăn, năm 1991, bố mẹ đã gửi Thư xuống Trường thanh thiếu niên mù Hải Phòng để học văn hóa, sau đó về một cơ sở của người mù để học nghề. Với đôi bàn tay khéo léo, Thư làm được mọi việc, từ đan các loại chổi đót, chổi lông, tăm tre, thảm lót, võng dù, thậm chí khoét sáo. Những chiếc tiêu, sáo trúc do Thư làm ra âm thanh rất chuẩn. Tiếng sáo của Thư cũng làm mê đắm lòng người.
Một lần, ấy là vào năm 2000, khi đang ôm một bó chổi đót trước ngực, vai đeo đầy túi tăm tre, sáo trúc cùng một số người mù trong Hội Người mù TP Hải Phòng về một trường học ở huyện An Dương bán hàng, thì Thư va vào một cô gái. Cả hai cùng ngã chỏng chơ giữa đường. Cô gái vừa xuýt xoa kêu đau vừa bảo: “Trời ạ! Anh không nhìn thấy em à?”. Thư đáp: “Xin lỗi cô, tôi bị mù từ nhỏ, nên không nhìn thấy gì cả!”. Cô gái cũng vội vàng cất lời: “Em cũng bị mù bẩm sinh, em đang đi bán chổi đót”.
Thế là hai người quen nhau…
Cuộc đời của cô gái Phí Thị Tuất, sinh năm 1982, ít hơn Thư 11 tuổi, cũng bị kịch không kém gì anh. Quê Tuất ở xóm Kim Sơn, xã Lê Thiện (An Dương, Hải Phòng).
Mẹ Tuất bị mù từ nhỏ. Ông bà cũng chắp nối cưới cho mẹ cô một người đàn ông, gọi là có một tấm chồng. Thế nhưng, khi Tuất vừa lọt lòng, cha cô trông thấy đôi mắt cứ nhắm tịt, biết rằng con gái cũng mù bẩm sinh như mẹ, nên ông đã bỏ đi biệt tích. Đến giờ cũng không rõ ông phiêu bạt ở đâu, còn sống hay đã chết.
Sau lần đâm nhau ngã chỏng chơ ngoài đường, hai người trở nên thân quen, thành bạn tốt, rồi tình yêu nảy mầm.
[/size]
Họ đã đến với nhau sau một vụ "tai nạn" giữa đường. |
Một hôm, Thư thông báo với gia đình: “Chiều nay, con sẽ đưa con dâu tương lai về giới thiệu với mọi người”. Cha Thư vui lắm. Không ngờ cậu con trai mù lòa của mình lại lấy được vợ. Ông lo nhất cho Thư. Một ngày nào đó, ông mất đi, không biết ai sẽ chăm sóc cho đứa con mù lòa của mình.
Chiều hôm ấy, gia đình, họ hàng tụ tập đông đủ để xem mặt con dâu, cháu dâu tương lai. Cả nhà đã chết lặng khi thấy Thư dẫn về một cô gái mù.
Thư tươi vui rạng rỡ giới thiệu người sẽ làm vợ anh trong tương lai. Dứt lời giới thiệu, không thấy ai nói gì. Không gian trở nên ngột ngạt. Cuối cùng, cha Thư cất lời với Tuất: “Cháu ạ! Bác công nhận cháu là một cô gái xinh đẹp, nết na. Nhưng điều bác cần là một cô gái mắt sáng, dù không đẹp, không tốt nết như cháu”. Rồi ông quay sang nói với con trai: “Dù đôi mắt con mù, nhưng suy nghĩ của con hãy sáng suốt lên. Con chỉ có một lựa chọn, là gia đình, hoặc cô gái kia”.
Tuất khóc nức nở, nhao ra khỏi nhà, hốt hoảng chạy, ngã dúi ngã dụi. Thư cũng bỏ mặc gia đình, chạy theo người yêu.
Điều đau khổ nhất là khi Tuất dẫn Thư về nhà mẹ đẻ, mẹ đẻ Tuất cũng như toàn thể gia đình đều quyết liệt phản đối. Dù bị mù, song Tuất là một cô gái khá xinh xắn. Gia đình mong Tuất lấy được một người mắt sáng, dẫu có bị què cụt chăng nữa.[/size]