"Vũ điệu ánh sáng Khan" (Nga)
Đúng 20h50, khi sông Hàn đang im lặng bổng những tràng pháo bất ngờ được độiPháo hoa Khan - đến từ nước Nga, phóng khỏi bệ phóng- mở màn DIFC 2013 với chủ đề “Linh hồn Nga”. Từ trên bờ, dưới sông, những tràng vỗ tay hòa cùng tiếng reo không ngớt. Sông Hàn ngập trong vũ điệu âm thanh và ánh sáng.
Những pha biểu diễn tuyệt đẹp của đội Khan đến từ nước Nga. |
Màn trình diễn của “Khan” tại DIFC 2013 dựa trên những hình tượng độc đáo, thú vị, kết hợp với âm nhạc. Trong đó, phần âm nhạc bao gồm những tác phẩm kinh điển của Nga cùng những tác phẩm nổi tiếng của nước ngoài. Điều đặc biệt, đội Nga còn đưa một bài hát Việt Nam vào phần trình diễn của mình, khiến nhiều khán giả ngạc nhiên thích thú.
"Đà Nẵng dưới mặt trời" (Việt Nam)
Đội Đà Nẵng thành lập vào năm tháng 8/2008 và là đại diện đầu tiên của Việt Nam tham gia các cuộc trình diễn pháo hoa quốc tế, có trang thiết bị bắn hiện đại ngang tầm với các nước trên thế giới. Các thành viên của đội được đào tạo tại nước ngoài và thường xuyên được nâng cao trình độ về nghệ thuật trình diễn pháo hoa.
Màn trình diễn đặc sắc của đội chủ nhà. |
“Cảm xúc của dòng sông” (Ý)
Đội cuối cùng trong đêm thi đầu tiên "đốt cháy" Đà Nẵng bằng vẻ đẹp của âm thanh, sắc màu là Parente (Ý) với màn diễn mang tên “Cảm xúc dòng song”.
Màn trình diễn pháo hoa được người xem đánh giá là rất đẹp, độc đáo và đặc sắc của đội Ý. |
Kẹt… thuyền trên sông Hàn
Đến 19h30, hàng nghìn tàu cá ùa về khu vực sông Hàn (TP.Đà Nẵng) - nơi đẹp nhất để theo dõi cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế - nên diễn ra tình trạng… kẹt thuyền.
Mặc dù Bộ đội biên phòng TP và CSGT đường thủy được huy động tối đa để ngăn chặn tàu cá đổ về khu vực trước bãi bắn, nhưng theo ghi nhận, tình hình vẫn không được kiểm soát. Một cảnh tượng chen lấn giữa các tàu cá đang diễn ra. Tàu lớn chèn ép tàu bé, tàu bé cố lách vào chỗ trống. Điều đáng nói là hầu hết các tàu cá này (chưa xác định được có được Biên phòng TP cấp phép hay không) không có phao cứu hộ. Trên tàu có rất nhiều phụ nữ và trẻ em; còn những thanh niên trai tráng thì trong tình trạng ngà ngà men bia.
Hàng trăm chiếc ghe tụ tập về sông Hàn gây nên tình trạng ùn ứ trên sông. |
Tại khu vực cầu sông Hàn, Thuận Phước và cầu Rồng đã không còn chỗ trống. Tuy nhiên, người dân và du khách rất trật tự nên không có xảy ra xô lấn. 20h bầu trời Đà Nẵng đã tối hẵn nhưng những dòng người từ các ngã đường vẫn kéo về đôi bờ sông càng đông. Các ngả đường, trên các cây cầu mọi người chen chân kín lối. Khó có thể diễn tả hết niềm háo hức trên khuôn mặt mỗi người. Những chỗ ngồi “đắc địa” nhất trước khu đi bộ đối diện UBND TP, người dân, du khách và các nhóm gia đình khoanh vùng từ rất sớm. Khu đất trống ven sông đường Trần Hưng Đạo (góc tiếp giáp cầu Thuận Phước) rộng vài ngàn mét vuông chật người. Dù phải bỏ ra 50.000 đồng để “mua” 1 ghế nhựa do những người dân tự phát chiếm chỗ “kinh doanh”, nhưng không ai phàn nàn. Với họ, miễn sao có được chỗ ngồi xempháo hoa là được rồi.
Đại tá Nguyễn Văn Chính, Phó Giám đốc Công an TP.Đà Nẵng trực tiếp chỉ huy tại các tuyến cầu Rồng, Trần Thị Lý, Tuyên Sơn, cho biết sẽ “cắt đường” theo kế hoạch chung nhưng tùy tình hình thực tế như lượng người xem, lượng xe cộ lưu thông qua cầu.
Ăn theo pháo hoa, tại bờ sông khu vực Nại Hiên Đông, hàng chục chiếc ghe của ngư dân làng cá sẵn sàng chở khách theo yêu cầu với giá từ 100.000 - 200.000 đồng/người. Nhiều tòa nhà, khách sạn, quán karaoke ven bờ sông Hàn đặt biển còn chỗ xem pháo hoa trên tầng thượng với giá vé 200.000 - 300.000 đồng.
Đội mưa 'xí' chỗ xem tiệc pháo hoa tại sông Hàn
Vào 8h20 tối nay, cuộc thi Trình diễn pháo hoa quốc tế 2013 tại Đà Nẵng mới bắt đầu, nhưng lúc 4h chiều, hàng ngàn người đội mưa tập trung về 2 bờ sông Hàn để “xí” chỗ trước.
Các thuyền hoa chạy tấp nập trên sông Hàn, phía xa là cầu Rồng uốn lượn. |
16h30, nhóm PV đã có mặt tại các vị trí trọng điểm. Tuy nhiên, phải rất khó khăn, chúng tôi mới chen được qua cầu sông Hàn và Thuận Phước để tiếp cận khán đài. Tại khán đài (đường Trần Hưng Đạo), đã chật kín người. Là người đến từ rất sớm nhưng chị Nguyễn Thị Châu (du khách đến từ Quảng Ngãi) mới chen được vào khu vực khán đài B. “Thật thú vị, đây là lần thứ 5 tổ chức nhưng tôi vẫn thích đi xem. Sáng nay, tôi và người thân bắt xe từ Quảng Ngãi ra Đà Nẵng, chúng tôi phải đi từ sớm để tận hưởng cái không khí lễ hội nhộn nhịp này”, chị Châu, rất mệt mỏi khi phải chen lấn trong dòng người, cho biết.
Dù trời Đà Nẵng đổ mưa nhưng không thể ngăn dòng người kéo về đôi bờ sông Hàn. |
Trung tâm cấp cứu Đà Nẵng cũng đã chuẩn bị xe cấp cứu, phương tiện, trang thiết bị, thuốc men và nhân lực đầy đủ để phục vụ lễ hội; đồng thời xây dựng phương án sẵn sàng ứng phó với các tình huống thảm họa có thể xảy ra như tai nạn, chấn thương, cháy nổ, ngộ độc hàng loạt… Là những đơn vị chịu trách nhiệm về cấp cứu, điều trị trong suốt thời gian diễn ra lễ hội, bệnh viện Đà Nẵng, bệnh viện C… đã chuẩn bị hàng trăm giường cấp cứu, điều trị.
Nhiều người đã chọn cho mình vị trí đẹp. |
Theo ghi nhận của chúng tôi, năm nay do TP.Đà Nẵng giao Bộ đội Biên phòng cấp phép cho các tàu neo đậu xem pháo hoa nên tình hình an ninh tật tự dưới sông rất tốt. Các phương tiện không còn đậu gần khu vực khán đài, nơi bắn pháo hoa. Trên sông, xuồng cao tốc của lực lượng Bộ đội Biên phòng liên tục quần thảo nhắc nhở các phương tiện tàu, thuyền của ngư dân cũng như các tàu du lịch tuân thủ các quy định.
Tại các trục đường chính như Bạch Đằng, Lê Duẩn, Ngô Quyền, Trần Hưng Đạo; cầu Rồng, sông Hàn, Thuận Phước, Tuyên Sơn, Trần Thị Lý, Nguyễn Văn Trỗi… công an các quận/huyện, phòng ban nghiệp vụ cùng 300 chiến sĩ của Tiểu đoàn Cảnh sát Đặc nhiệm Bộ Công an đã có mặt từ 2h chiều để triển khai các phương án bảo vệ theo kế hoạch.
Các em bé háo hức theo ba, mẹ chờ giờ pháo nổ. |
Lúc này những chiếc thuyền hoa đã bắt đầu xuất phát. Thuyền hoa sẽ tiếp tục diễu hành hàng dọc từ tại cầu Rồng, chạy về hướng biển, quay đầu ở cầu Thuận Phước và tập kết hàng ngang tại cầu sông Hàn trước giờ khai pháo.
Bộ đội Biên phòng đang tuần tra trên sông Hàn. |