[justify]Nguồn[/justify]
[justify]kienthuc.net.vn/giai-ma/201301/dan-ong-do-Thai-va-nghia-vu-lam-gai-goa-co-thai-892777/
rarebible.wordpress.com/2012/03/12/judah-and-tamar-incestuous-ancestors-of-jesus/
jwa.org/encyclopedia/article/tamar-bible
israelnationalnews.com/Articles/Article.aspx/10993#.UVKTBxdZ_ow
bje.org.au/learning/people/famous/tamar.html
chabad.org/search/keyword_cdo/kid/9285/jewish/Tamar-Daughter-in-law-of-Judah.htm
[size=x-large]Đàn Ông Do Thái Và Nghĩa Vụ Làm Phụ Nữ Góa Chồng Có Thai[/size]
(Kienthuc.net.vn) - Với người Do Thái xưa, việc lấy vợ góa của anh em mình không chỉ là “quyền thừa kế”, mà còn là nghĩa vụ, để giúp người phụ nữ đó có con trai.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vào thời cổ đại, ở cả phương Đông lẫn phương Tây đều có chuyện sau khi người đàn ông chết đi, tất cả tài sản của anh ta, bao gồm cả những người vợ, được trao cho con trai hoặc anh em trai sử dụng như một thứ của thừa kế. Nhưng với người Do Thái ngày xưa, chuyện lấy vợ góa của người bà con không chỉ là chuyện chiếm đoạt thể xác người phụ nữ, mà là một nhiệm vụ, một việc nghĩa đối với người đã khuất.
[size=xx-large]Người chết phải có kẻ nối dõi[/size]
Theo phong tục của người Do Thái xưa, được ghi trong sách giáo luật của họ và trong Thánh kinh Cựu ước của Thiên Chúa giáo, nếu người đàn ông mất đi mà chưa kịp có con trai, thì một trong số anh em của anh ta có nghĩa vụ ăn ở với người vợ góa đó, giúp nàng sinh con. Thậm chí nếu như trong gia đình không còn người đàn ông trưởng thành nào, mà chỉ có một cậu bé con mới ra đời, thì sau này khi lớn lên, cậu bé đó vẫn phải thực hiện nghĩa vụ đối với chị dâu, miễn là chị ta còn có khả năng sinh đẻ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
Theo sách Đệ nhị luật (Thánh kinh Cựu ước), ghi lại quy định mà dân Do Thái phải tuân thủ, nói rõ rằng việc từ chối bổn phận lấy chị/em dâu chưa có con trai của mình là sai trái. Trong trường hợp đó, người phụ nữ có quyền “khiếu nại” đến các bậc kỳ mục trong cộng đồng. Các kỳ mục sẽ gọi người anh em đó đến, thuyết phục anh ta. Và nếu trước mặt họ, người đàn ông vẫn công khai tuyên bố từ chối việc chu toàn bổn phận giúp chị/em dâu sinh cháu, người phụ nữ có quyền đến gần anh ta, giật một chiếc dép khỏi chân anh ta, nhổ vào mặt anh ta và mắng rằng: “Kẻ không xây nhà cho người anh em mình thì phải bị xử như thế đó”. Trong cộng đồng Israel, người đàn ông đó sẽ bị gọi là “kẻ bị rút dép”.
Nếu như người đàn ông đã chết không có anh em ruột, nghĩa vụ giúp quả phụ mang thai thuộc về người bà con gần nhất, nhưng không bắt buộc. Với những quả phụ nhan sắc xinh đẹp, bổn phận này thực ra lại là quyền lợi. Chỉ khi người đàn ông có họ hàng gần nhất từ chối việc lấy quả phụ, người họ hàng tiếp theo mới được quyền lấy chị ta.
[/justify]
[justify][/justify]
[justify]Tại sao người Do Thái lại lấy làm quan trọng việc giúp phụ nữ góa chồng sinh nở như vậy? Theo các kinh sách của dân tộc này, đó là cách để tên của người đàn ông đã chết không bị xóa khỏi lịch sử gia tộc, khi dòng giống của anh ta vẫn tiếp tục sinh sôi trên mặt đất, bởi cho dù người đàn ông nào đã “đúc” ra đứa bé thì nó vẫn được coi là con của người quá cố, chứ không thuộc về người cha sinh học. Tại sao phải là anh em hoặc bà con gần? Đó là để đảm bảo tài sản của người quá cố không lọt ra ngoài, đứa bé sinh ra sẽ tiếp tục làm sinh sôi tài sản của người đã khuất, và nhất là, đứa bé ấy vẫn mang dòng máu của gia tộc, để gia đình họ không phải “nuôi con tu hú”.
Mặt khác, với cuộc sống du mục và thường xuyên có chiến tranh giữa các bộ tộc để tranh giành vùng định cư, chỗ chăn thả… như người Do Thái ngày xưa, sinh ra những người đàn ông khỏe mạnh là chuyện sống còn, quyết định sự thịnh suy của bộ lạc. Phụ nữ được khuyến khích sinh đẻ càng nhiều càng tốt, càng nhiều con trai càng có công lớn, giúp có thêm lao động và chiến binh. Do đó, để những quả phụ trẻ măng không sinh đẻ là một chuyện cực kỳ lãng phí, có tội với cộng đồng.
Tục giúp vợ góa của anh em mình mang thai, sinh nở cũng mang tính nhân văn đối với quả phụ, nó giúp người phụ nữ bất hạnh được hưởng niềm vui làm mẹ, có chỗ nương tựa lúc tuổi già.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]
[size=xx-large]Ngủ với người ngoài vẫn là đức hạnh[/size]
Thời xưa, một người phụ nữ Do Thái có thể bị ném đá đến chết nếu ngoại tình. Thế nhưng ngay trong Thánh kinh Cựu ước, không ít phụ nữ Do Thái được ca tụng là đức hạnh dù ngủ với người đàn ông khác ngoài chồng, thậm chí là với… bố chồng. Sách Sáng thế ký kể chuyện một người đàn ông tên là Judas có ba người con trai. Con trai đầu lòng của ông chết đi khi chưa có con cái. Judas bèn bảo với con trai thứ: “Con hãy chu toàn nhiệm vụ của người em chồng, ăn ở với Tamar, chị dâu con, để anh con có người nối dõi”. Chàng trai phải tuân lệnh, nhưng vì biết rằng đứa con sinh ra sẽ không thuộc về mình, không được tính là dòng dõi của mình nên khi ăn ở với chị dâu, anh ta cố tình xuất tinh xuống đất, không để chị dâu có con. Vì sự ích kỷ này, Chúa trời phạt anh ta phải chết.
Ông bố chồng cảm thấy gia đình mình có lỗi với con dâu, bèn an ủi nàng Tamar: “Con hãy về nhà bố đẻ chờ đợi, đến khi thằng út lớn lên, ta sẽ cho nó lấy con”. Tamar nghe lời, nhưng mấy năm trôi qua, cậu em út của chồng đã lớn mà cô vẫn không thấy ông Judas thực hiện lời hứa. Một hôm, biết tin bố chồng đến vùng đất của cha mẹ mình có việc, nàng bỏ đồ góa phụ, trùm khăn kín mặt ra ngồi ở gần lối vào thành, giả làm một gái điếm. Ông Judas không biết liền đến đề nghị: “Cho tôi đến với cô, hôm sau tôi sẽ bắt một con dê trong đàn gửi đến cho cô”. Nhưng Tamar yêu cầu ông đưa vật làm tin là chiếc ấn, sợi dây đeo ấn và cây gậy của Judas, và ông đồng ý. Sau khi ăn ở với ông Judas, nàng liền lẻn về nhà mình.
Judah và Tamar
Hôm sau, ông Judas cho người mang con dê đến chỗ cũ để lấy lại mấy vật làm tin, nhưng không thấy Tamar, hỏi mọi người cũng không ai biết.
Khoảng 3 tháng sau, có người báo với Judas rằng con dâu ông đã làm điếm và vì thế mà có thai.
[size=xx-large]Ông hạ lệnh: “Lôi nó ra mà thiêu sống!”.[/size]
Bởi với phụ nữ Do Thái, đó là một trọng tội, buộc phải chết. Thế nhưng khi bị lôi đến trước mặt bố chồng, Tamar đã đưa ra mấy vật làm tin kia, khiến ông Judas nhận ra con dâu mình chính là người phụ nữ mà ông từng chung đụng.
[size=medium][size=xx-large]Ông than: “Nó còn công chính hơn tôi”[/size] [/size][/justify]
[justify][size=medium]và nhận lỗi đã không cho con trai út thực hiện nghĩa vụ với Tamar. [/size]
Một cuốn sách khác trong Thánh kinh Cựu ước kể chuyện góa phụ tên Ruth có con người người khác sau khi chồng mất. Ruth vốn là người ngoại tộc, nhưng làm dâu Do Thái khi bố mẹ chồng cô đưa hai người con trai đến xứ sở của cô để tránh nạn đói. Tại đây, ông bố và cả hai con trai lần lượt chết đi. Khi biết nạn đói ở quê hương đã chấm dứt, mẹ chồng Ruth, bà Naomi quyết định về nhà, và khuyên các con dâu đi lấy chồng khác, nhưng cả hai đều đòi theo mẹ chồng về quê. Bà Naomi nói: "Các con theo mẹ làm gì? Mẹ còn đứa con trai nào để gả cho các con nữa đâu. Mẹ đã quá già, không thể tái giá để sinh con trai cho các con được nữa. Vả nếu mẹ lấy chồng ngay đêm nay và sinh con trai, thì chẳng lẽ các con đợi mãi cho đến khi chúng lớn lên?”. Cuối cùng, một nàng dâu gạt lệ chia tay, riêng Ruth vẫn quyết tâm theo mẹ chồng về xứ sở của người Do Thái.
Tại quê của Naomi, Ruth đi mót lúa trong ruộng của ông Boaz, một người bà con của chồng cô. Boaz rất quý mến nàng dâu ngoại tộc chăm chỉ, hết lòng vì người bà con góa bụa của mình, nên nhắc đầy tớ bỏ nhiều bông lúa xuống cho cô mót. Naomi thấy con dâu được ưu đãi, bèn nghĩ đến việc nhờ Boaz giúp Ruth mang thai để bà có một đứa cháu trông cậy lúc tuổi già. Bà dặn con dâu: “Con tắm rửa đi, xức dầu thơm, khoác áo choàng vào, rồi đến nhà ông Boaz. Khi ông đi ngủ, con hãy đến lật góc chăn phủ chân ông mà nằm xuống. Ông sẽ cho con biết con phải làm gì”.
Ruth làm theo, và khi Boaz tỉnh dậy giữa đêm, thấy một phụ nữ nằm dưới chân mình thì Ruth nói: “Xin ông giăng vạt áo choàng ra mà phủ lấy tớ gái của ông, vì ông là người bà con gần nhất của chồng con, người bảo tồn dòng dõi". Boaz rất cảm động vì Ruth đã nhờ ông chứ không phải một chàng trai trẻ. Nhưng ông cho biết có một người khác là bà con gần hơn ông: “Sáng mai, ta sẽ hỏi người ấy, nếu người ấy không muốn dùng quyền bảo tồn dòng dõi đối với con ta thề sẽ dùng quyền đó”.
Hôm sau, ông Boaz tìm người họ hàng kia và mời các kỳ mục đến làm chứng. Ông nói, bà Naomi muốn bán thửa ruộng mà chồng và con trai bà để lại, người họ hàng gần nhất có quyền ưu tiên được mua. Người kia đồng ý sử dụng quyền đó. Nhưng Boaz nói: Theo luật, nếu mua thửa ruộng ấy, ông sẽ phải lấy cô Ruth, làm cho cô ấy sinh con, để gia nghiệp ấy mãi mang tên chồng cô ấy”. Thấy thế, người họ hàng từ chối. Và ông Boaz tiếp nhận quyền bảo tồn dòng dõi kia, cưới cô Ruth làm vợ.
Ruth sinh với Boaz một đứa con trai. Đứa trẻ được coi là con của người chồng quá cố của Ruth, được bà Naomi nuôi dưỡng. Đứa trẻ ấy chính là ông nội của David, ông vua lừng danh của người Do Thái, người đã chiến thắng tên khổng lồ Goliath.
[/justify]