Thái độ sợ hãi, lắp bắp nói không ra tiếng khi được công an hỏi |
Bàn về những khía cạnh pháp lý trong vụ việc này, Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội đã có bài phân tích gửi đến Báo điện tử Giáo dục Việt Nam cho rằng:
Hiện nay chưa tìm thấy thi thể nạn nhân để phục vụ công tác giám định nhằm xác định nguyên nhân nạn nhân chết, nên bước đầu cơ quan điều tra khởi tố vụ án về Hành vi giết người là có cơ sở. Trên thực tế, đã có người mất tích, sau đó xác định người mất tích chết, việc này có dấu hiệu các tội liên quan đến tính mạng con người trong đó khả năng có hành vi giết người là cao nhất.
Sẽ có ít nhất ba trường hợp liên quan đến việc định tội danh đối với Bác sĩ Tường:
Trường hợp thứ nhất, nếu kết quả giám định pháp y cho thấy nạn nhân chưa chết khi bị ông Tường vứt nạn nhân xuống sông. Trường hợp này, ông Tường và đồng bọn sẽ bị truy tố về hành vi giết người theo quy định tại Điều 93 Bộ luật hình sự với mức hình phạt cao nhất là tử hình.
Lo sợ trách nhiệm, nhằm mục đích bịt đầu mối gây khó khăn cho việc điều tra sau này. Nạn nhân có thể vẫn có dấu hiệu của sự sống, nhưng khó có khả năng qua khỏi theo nhận định của Tường, ông ta đã ném nạn nhân khi vẫn còn sống, xuống sông để phi tang.
Tuy nhiên, trường hợp nạn nhân chưa chết khi bị vứt xuống sông Hồng ít có khả năng xảy ra do nạn nhân sau khi tiến hành phẫu thuật đã có nhiều dấu hiệu đặc biệt nguy hiểm đến tính mạng như co giật, sùi bọt mép, cơ thể tím tái và chết lâm sàng, sao đó đã được cấp cứu tại Trung tâm thẩm mỹ vào lúc 4h30 đến 5h chiều.
Từ khi có những biểu hiện đó đến lúc bác sỹ Tường đem nạn nhân ra cầu Thanh Trì và thực hiện hành vi vứt xác vào lúc 23h30 cùng ngày là một khoảng thời gian khá dài. Do vậy giả định nạn nhân còn sống trước khi bị Tương vứt xuống sông là không cao.
Luật sư Nguyễn Phú Thắng, Đoàn Luật sư TP Hà Nội |
Trong trường hợp này, tuy làm một nghề trực tiếp liên quan tới tính mạng của con người, nhưng ông Tường đã không tuân thủ đúng các quy tắc an toàn cho bệnh nhân dẫn đến hậu quả chết người xảy ra. Vì vậy, bác sỹ Tường có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 99 Bộ luật hình sự sửa đổi 2009 về “Tội vô ý làm chết người do vi phạm quy tắc nghề nghiệp” với tình tiết tăng nặng là: Thực hiện hành vi che giấu phạm tội bằng thủ đoạn xảo quyệt.
Đối với tội danh này thì hình phạt tù cao nhất đối với ông Tường là không quá 06 năm tù giam, biện pháp bổ sung là cấm hành nghề 05 năm sau khi thi hành án xong.
Trường hợp thứ ba, nếu Cơ quan CSĐT chứng minh được bác sĩ Tường đã thực hiện hành vi vi phạm các quy định về “khám bệnh, pha chế thuốc, cấp phát thuốc, thực hiện thủ thuật tiểu phẫu” cho nạn nhân dẫn đến nạn nhân chết thì có thể khởi tố bị can với “Tội vi phạm quy định về khám bệnh, pha chế thuốc, cấp phát thuốc và dịch vụ y tế khác” được quy định tại Điều 242 Bộ luật hình sự với tình tiết định khung là làm chết người.
Thẩm mỹ viện Cát Tường hoạt động không phép là vi phạm các quy định về khám bệnh, pha chế thuốc, cấp phát thuốc và các thủ thuật khác (BLHS gọi là dịch vụ y tế khác). Như vậy hành vi của ông Tường đã vi phạm quy định về khám bệnh, pha chế thuốc, cấp phát thuốc và dịch vụ y tế khác do hoạt động này chưa được cấp phép đầy đủ theo quy định.
Hậu quả chết người của hành vi đã xảy ra là hậu quả nghiêm trọng. Nếu phải đối mặt với tội danh này, thì ông Tường có thể phải chịu mức phạt tù là 5 năm tù giam theo khoản 1 Điều 242 BLHS sửa đổ, bổ sung 2009 với tình tiết tăng nặng là tổ chức thực hiện hành vi che giấu tội phạm bằng thủ đoạn xảo quyệt, bồi thường dân sự cho gia đình nạn nhân, đồng thời cấm hành nghề 05 năm sau khi thi hành án xong.
Hơn 9 ngày qua toàn bộ hai bên nội ngoại gia đình đã dốc sức thuê thợ lặn giỏi nhất miền bắc, nhiều thuyền cá tìm kiếm với hy vọng sớm thấy xác chị Huyền nhưng đến trưa nay (28/10) vẫn bặt tăm. |
Ngoài ra, Cơ quan điều tra cần phải tiến hành nhiều hướng để làm rõ những tình tiết quan trọng như: Tại sao ông Tường không đưa bệnh nhân vào BV Bạch Mai cấp cứu, khoa cấp cứu cách thẩm mỹ viện vài trăm mét? Có hay không việc vứt xác nạn nhân xuống sông Hồng?
Có hay không quan hệ kinh tế giữa Tường và nạn nhân trước đây? Liệu có việc BS Tường không ném xác nạn nhân xuống sông Hồng? Động cơ, mục đích của Tường khi ném xác nạn nhân xuống sông Hồng (nếu việc ném xác là có thật)? Tại sao thái độ của Tường, của bảo vệ Khánh khi khai nhận hành vi phạm tội với cơ quan CSĐT khá lạnh lùng và điềm tĩnh? Thông tin báo chí đăng tải cho thấy đây là một vụ án hết sức bí ẩn và còn tồn tại nhiều mâu thuẫn, nhiều điểm đáng ngờ cần phải làm sáng tỏ.
Tuy nhiên, nếu việc tìm xác nạn nhân không đạt kết quả thì việc xác định nguyên nhân cái chết là hết sức khó khăn do không thể tiến hành khám nghiệm tử thi, xem xét các dấu vết trên cơ thể. Lời nhận tội của Tường và đồng bọn cùng với kết quả khám nghiệm hiện trường, thực nghiệm điều tra, lời khai của người làm chứng cũng không thể đảm bảo chắc chắn cho việc kết luận nguyên nhân, thời điểm nạn nhân chết. Và việc này có ý nghĩa rất quan trọng cho việc định tội danh, định khung hình phạt đối với Tường và đồng bọn./.