[justify]Đám cưới có thể được xem như một trò chơi nhưng hậu quả và những dư chấn tâm lí khiến teen chịu cả đời.[/justify]
[justify]“Cô dâu chú rể, đập bể bình bông, cô dâu ngồi khóc, chú rể ngồi cười…” câu đồng dao tưởng chỉ được hát cho vui không ngờ lại là chuyện thiệt 100% khi có một số teen vô tư biến sự kiện trọng đại nhất đời người trở thành những đám cưới đơn giản như đang giỡn…[/justify]
Chuyện kể của “khách mời”
[justify]“Nhận được thiệp hồng từ tay một người bạn chung lớp, Q. (lớp 12 trường THPT Nguyễn Du, Đồng Tháp) tròn mắt, nhưng người đưa thiệp thì tỏ ra rất nghiêm túc: “Nhớ đến đúng hẹn nha. Ngày giờ có ghi đàng hoàng đó!”[/justify]
[justify]Vậy là Q. nghiễm nhiên trở thành khán giả của một “đám cưới” diễn ra tại một quán karaoke, với khoảng gần 20 khách mời là bạn học chung lớp. Trong một khoảng lặng giữa hai bài hát, “cô dâu chú rể” nhanh chóng làm thủ tục tặng nhau một đôi nhẫn. Thế là xong! Hỏi lí do tổ chức đám cưới vội vàng, cặp đôi này vô tư: “Thích thì cưới thôi!”[/justify]
[justify]Cũng đã từng chứng kiến một đám cưới gây choáng váng khác, P.Quí (19 tuổi, Đại học Văn Lang, TP.HCM) vẫn còn bàng hoàng khi nhớ lại “bối cảnh chớp nhoáng”: Chàng và nàng giận nhau, bạn nữ đòi tự vẫn, bạn nam biết chuyện chạy đến xin lỗi, mang theo 2 chiếc nhẫn và một số thức ăn chế biến sẵn, vài chai rượu…[/justify]
[justify]Thế là tuyên bố “là chồng là vợ” từ đó…[/justify]
[justify]“Ăn theo” một đám cưới nổi đình nổi đám trên mạng trong thời gian qua, N.H.O (Phú Nhuận, TP.HCM) đã tổ chức đám cưới với một bạn nữ cùng lớp tên V.T.M (Bình Thạnh).[/justify]
[justify]Đám cưới cũng tổ chức trong một quán karaoke, với một vài đĩa trái cây, mấy chai nước ngọt, và sự chứng kiến của hơn mười người bạn thân, 2 cô gái này đã thề nguyền sẽ gọi nhau là chồng, là vợ đến suốt đời… trongchính nỗi hoang mang của những người trong cuộc.[/justify]
[justify]Hôm ấy, mỗi người bạn đi dự bị bắt phải thề là không được tiết lộ chuyện cưới xin ra ngoài, sợ ba mẹ biết thì sẽ giết cả hai đứa.[/justify]
[justify]Cách đây khoảng 3 tháng, tại quán cà phê B.N (Vũng Tàu), những thực khách tham gia đám cưới của T.V và M.L, lớp 11 trường T.N.H, đã phải một phen chạy hú vía khi các chú công an ập vào kiểm tra theo thông tin của chính mẹ “cô dâu” cung cấp. “Cô dâu chú rể” mặt héo queo, theo ba mẹ về trong sự xầm xì bàn tán của bạn bè nhiều tuần sau đó. “Dù gì xem như L. cũng có một đời chồng!”, một cô bạn cùng lớp với “cô dâu” cho biết.[/justify]
[justify]Hậu quả đeo đẳng[/justify]
[justify]Mặc dù thoạt nhìn cuộc sống “hậu đám cưới” của những nhân vật chính vẫn bình thường, học xong ai về nhà nấy, nhưng hậu quả của trò chơi người lớn ấy ngay lập tức xuất hiện.[/justify]
[justify]Tin đồn về “đám cưới” lan nhanh đến chóng mặt, khiến mỗi ngày đến trường cặp đôi của trường Nguyễn Du (Đồng Tháp) này đều phải chịu sự phán xét, trêu chọc của bạn bè.[/justify]
[justify]Mặc dù cô dâu chú rể thường tỏ ra ngây thơ vô số tội: “Tuy cưới nhau nhưng tình cảm của hai đứa là trong sáng”, nhưng làm sao mà mọi người tin được. Rồi tin đồn về đám cưới cũng đến tai ba mẹ hai bên, “cô dâu” phải chuyển trường… để tránh tai tiếng và để “tuyệt giao” với chú rể. Thế nhưng, đi đến trường mới tin đồn về “một lần kết hôn” vẫn chưa chịu buông tha cô bạn này.[/justify]
[justify]Còn cặp đôi O – M “cưới nhau” mới hơn một tháng đã “viết đơn li dị” tuyên bố cho bạn bè đám cưới chỉ là… giỡn chơi.[/justify]
[justify]Thế nhưng, nguyên nhân sâu xa là do đám cưới chỉ chạy theo trào lưu nên không lường trước được tâm sinh lí của các teen bỗng nhiên có những biến chuyển, chưa chuẩn bị cho cuộc sống “vợ chồng” khá phức tạp. Vậy là cự cãi nhau suốt, chỉ sau “đám cưới kì quặc” hơn 1 tháng, 2 “cô nương “đã quay lưng, đường ai nấy đi.[/justify]
[justify]Đ.T.K.O (20 tuổi, cựu học sinh trường THPT Krông Pa, Gia Lai) ngậm ngùi chia sẻ bi kịch của đám cưới chính mình cách đây 3 năm. Cũng vì muốn “khẳng định chủ quyền” mà năm lớp 11, O. làm đám cưới với một bạn nam cùng lớp. Sau đám cưới ấy, “chồng mới cưới” của O. liên tục đòi hỏi chuyện vợ chồng như người lớn.[/justify]
[justify]Và rồi 3 tháng sau khi “cưới”, O. hoảng hốt nhận ra mình có thai hai tháng. Đám cưới tuổi teen của Oanh lại dẫn đến một đám cưới khác, đồng thời kết thúc con đường học vấn của O. Đứa bé được chào đời trong tình trạng O. và chồng đều thất nghiệp, phải làm thuê để kiếm tiền, là công nhân cho các công ty sản xuất nông sản ở địa phương.[/justify]
[justify]“Do lệch lạc trong lối sống, định hướng”, thầy Hoàng Vũ Minh, giảng viên khoa Tâm lí ĐHKHXH&NV TP.HCM khẳng định nguyên nhân. Thầy Minh cũng cho biết thêm có thể là do ảnh hưởng của lối sống nước ngoài, teen thường thích khẳng định mình bằng việc độc lập trong suy nghĩ và hành động nhưng thiếu kiến thức về pháp luật và xã hội, thích nổi loạn để người khác chú ý.[/justify]
[justify]Trò đùa với “hạnh phúc một đời” sẽ ảnh hưởng tới gia đình và chính bản thân các teen. Bởi là hành động tự phát nên kết quả thường là đổ vỡ, gây nên sự chán chường về lâu dài.[/justify]
[justify]“Đám cưới có thể được teen xem như một trò chơi nhưng hậu quả và những dư chấn tâm lí có thể khiến teen chịu cả đời, ảnh hưởng đến bản thân, gia đình và xã hội”, lời cảnh báo của thầy Vũ Minh cũng như hậu quả mà các chủ nhân của nhiều đám cưới teen khác phải chịu đựng liệu có gióng lên tiếng chuông cảnh báo kịp thời cho teen?[/justify]