Nghệ thuật sống 2014-10-05 23:51:25

Đưa ra lời khuyên cho người khác hiếm khi có tác dụng. Nhưng điều này thì có.


 
 


Đi ngược lại bản năng ảnh hướng đến người khác của bạn.

Con người ta rất thích nói cho bạn biết cách để sống, đúng không? Không thiếu những người thân, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, doanh nghiệp, và tất nhiên, tạp chí và website đề xuất bao nhiêu là hướng dẫn bạn nên và không nên làm gì. Người khác muốn nói cho bạn biết cái gì hoặc cách bạn nên (hay không nên) ăn, uống, mua, bầu, tin (hoặc không tin), mặc, luyện tập – bạn có thể liệt kê tiếp. Nhưng trong khi mọi người nghĩ việc nói người khác nên làm gì là có hiệu quả, rất ít người tin tưởng vào những chiến lược được chứng minh dựa vào những nghiên cứu dù chúng thực sự mang lại sự thay đổi về hành vi.

Thử nghĩ một lúc xem: Đã có bao giờ có một cuộc đối thoại giữa người thuộc đảng Dân chủ và người thuộc đảng Cộng hòa, giữa một tín đồ và một người không tín ngưỡng, giữa một người ăn thịt và một người ăn chay, giữa một người xem Fox News và một người xem MSNBC, hay giữa một người hâm mộ Yankee và một người hâm mộ Red Sox, mà kết thúc bằng việc một người nói rằng, “Bạn biết không? Bạn nói đúng! Tôi sẽ thay đổi ngay!”.

Và thực lòng mà nói, khi người ta động viên bạn thay đổi cách của bạn cho giống với đề nghị của họ, trong thâm tâm bạn nghĩ gì? Có thể là gì đó giống như “Lo chuyện của bạn đi!” hoặc “Sao bạn không để tôi yên đi?”. Bạn có thể lắng nghe rất lịch sự nhưng đa số chúng ta đều cảm thấy bực bội khi bị người khác bảo làm gì và làm thế nào.

Tóm lại: Đưa ra lời khuyên thường không có hiệu quả, và còn hay phản tác dụng hoàn toàn.

Ví dụ, tôi thường thấy rất buồn cười khi có người gõ cửa nhà tôi và hứa hẹn sẽ khiến tôi đổi tôn giáo. Tôi là một người theo đạo Thiên chúa, và vợ tôi theo đạo Do thái. Hai bên gia đình chúng tôi đều tham gia các tín ngưỡng truyền thống tôn giáo của mình hàng thế kỷ. Chúng tôi rất vui và hài lòng với chúng, và chúng tôi đã học hỏi lẫn nhau rất nhiều. Vậy mà lại có những người lạ mặt nào đó gõ cửa và nghĩ rằng họ có thể thay đổi tất cả chỉ với một cuộc trò chuyện ngắn ngủi? Thật vậy sao?

Trong một bữa tối gần đây, chủ nhà (một người bạn đáng mến và hòa nhã) quyết định diễn thuyết với khách về một chế độ ăn uống mới mà cô ấy rất hứng thú, một chế độ có thế phản bác gần như bất kỳ thứ gì bạn biết và tin về việc ăn uống lành mạnh. Nó cũng phản bác khoa học dinh dưỡng lý tưởng. Nhưng cố ấy khăng khăng muốn chúng tôi đọc một số cuốn sách nổi tiếng về chế độ này và thay đổi cuộc sống theo đó. Ờ, đúng. Tất nhiên, không ai làm như lời cô ấy bảo; tất cả những gì cô ấy đạt được là làm cho một số lượng lớn bạn bè xa lánh mình. Chắc đó không phải là những gì cô ấy dự định.

Lý do lời khuyên không có tác dụng

Công bằng mà nói, chúng ta ai cũng tìm cách bảo người khác phải sống thế nào. Ta không thể tránh được. Chúng ta đều có những quan điểm mạnh mẽ và tin rằng người khác nên làm và nghĩ như mình. Và đa số chúng ta đều quá thoải mái bày tỏ những quan điểm đó với người khác, cho dù họ có hứng thú hay không.

Tuy nhiên, nghiên cứu sử dụng thuyết điện kháng cho chúng ta biết mỗi khi người khác bảo chúng ta phải làm gì và làm thế nào, chúng ta đáp trả với việc không nghe theo mang tính phòng thủ vì chúng ta muốn tối đa hóa tự do riêng tư và việc đưa ra quyết định của bản thân.

Vậy chúng ta biết rằng nói với người khác họ nên làm gì, dù là một lời khuyên hợp lý, hiếm khi (nếu có) có tác dụng, dù bạn sẽ chẳng bao giờ biết điều này thông qua những quyển sách tự lực hay lời khuyên nhan nhản ngoài kia.

Cái gì mới có tác dụng?

Nếu ta thực sự muốn động viên người khác thay đổi hành vi (hoặc niềm tin), thực ra ta cần tránh việc đưa ra lời khuyên (đặc biệt là khi họ không chủ động xin lời khuyên) và tiến tới việc làm mẫu. Nói cách khác, chúng ta cần phải là một hình mẫu cho người khác hơn là bảo họ phải làm gì.

Nghiên cứu về việc học thông qua quan sát (liên kết với việc hiểu được thuyết điện khác) cho thấy trong khi người ta cự tuyệt những lời khuyên và chỉ dẫn mà họ không cần thì họ lại làm theo những hành vi của người khác – nhất là khi có những kết quả tốt và mạnh mẽ từ những hành vi (hay niềm tin) ấy.

Đây là một ví dụ khá hay gần đây: Một trong những gia đình thú vị nhất mà tôi gặp ở trường trung học của con tra tôi theo đạo Cơ đốc Phúc Âm. Nhưng tôi không hề biết về tôn giáo của họ trong suốt 3 năm, sau khi dành ra hàng đống thời gian với họ ở những kỳ họp phụ huynh và các sự kiện khác. Họ thân thiện, hòa nhã và quan tâm hơn bất cứ người nào tôi biết ở cái trường trung học công lập rộng lớn này. Chỉ trong một cuộc nói chuyện bình thường tại một trong các kỳ họp phụ huynh gần đây, tôi mới biết được tín ngưỡng và truyền thống của họ. Họ Họ thể hiện những cách hành xử rất tuyệt vời và lôi cuốn mà không cần nói lời nào và còn đặt ra hình mẫu xuất sắc cho người khác – rất khác những người gõ cửa nhà bạn và bảo bạn nên làm hay tin cái gì đó.

Nếu bạn thực sự muốn động viên người xung quanh bạn thay đổi hành vi, hãy làm hình mẫu về hành vi mà bạn muốn và luôn kiểm soát bản năng đưa ra lời khuyên của mình. Tôi biết – tôi cũng đang đưa ra lời khuyên, và có lẽ là khá mâu thuẫn với chính mình, nhưng dù sao thì bạn cũng nên xem xét chiến lược này và xem nó sẽ có tác dụng thế nào với bạn.

Hồng Phương dịch

Nguồn

http://www.psychologytoday.com/blog/do-t...works-does
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)