[justify]Theo LS Nguyễn Quang Tiến (Đoàn luật sư TP Hà Nội), trong vụ việc này có mấy vấn đề liên quan đến mặt pháp lý. Thứ nhất, cần phải điều tra xác định đối tượng nào là người đã tung bộ phim đó lên mạng. Việc này không khó, bởi khoanh vùng lại chỉ liên quan đến những người làm bộ phim này.[/justify]
[justify][url=[/justify]
[justify]
Một cảnh trong phim “Bụi đời Chợ Lớn”
[/justify]
[justify]Khi tìm ra đối tượng rồi thì họ cũng chỉ bị xử lý hành chính, chứ hành vi trên không đủ cơ sở để xử lý hình sự. Lý do là phim “Bụi đời Chợ lớn” không nằm trong thể loại văn hóa phẩm có nội dung chống phá Nhà nước, cũng không phải văn hóa phẩm đồi trụy, nó chỉ mang tính bạo lực.[/justify]
[justify]Hành vi tung phim lên mạng trên có dấu hiệu vi phạm thuộc quy định tại khoản 6 điều 9 của Nghị định 75/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động văn hóa: Tàng trữ nhằm phổ biến phim thuộc loại cấm phổ biến hoặc đã có quyết định thu hồi, tịch thu, tiêu hủy. Hành vi này bị xử phạt từ 20 – 30 triệu đồng.[/justify]
[justify]“Phải có tàng trữ thì người đó mới đưa lên mạng được, còn tung lên mạng cũng có nghĩa là phổ biến. Ở đây người vi phạm không chỉ tàng trữ mà đã phổ biến” – LS Tiến nói.[/justify]
[justify]Vấn đề nữa, khi xác định được người tung bộ phim lên mạng, đạo diễn Charlie Nguyễn có thể kiện người đó ra tòa về hành vi xâm phạm bản quyền theo Luật sở hữu. Đây thuộc phần tranh chấp dân sự.[/justify]
[justify] [/justify]