Hàng trăm triệu năm trước đây, các sinh vật thời tiền sử đã bơi trong những vùng nước trên Trái đất. Cùng ngược dòng lịch sử để tìm hiểu về những loài sinh vật biển cổ đại có hình dáng ghê rợn và kỳ lạ. 1. Shastasaurus Theo nghiên cứu, Shastasaurus sống trong kỷ Triassic (cách đây khoảng 200 triệu năm). Nó có chiều dài khoảng 21m, nặng khoảng 70 tấn, thân thuôn mảnh, cổ với vây đuôi kém phát triển nên không bơi nhanh được.
Shastasaurus là một con ngư long (Ichthyosaur) rất đặc biệt. Các con ngư long bình thường có bộ hàm dài với các răng nhỏ, nhưng Shastasaurus có bộ hàm ngắn, hoàn toàn không có răng.
Điều này có nghĩa là nó chỉ có thể ăn các loài động vật thân mềm và cá. Hóa thạch của Shastasaurus đã được tìm thấy ở Bắc Mỹ và Trung Quốc.
2. DakosaurusLoài cá sấu cổ đại Dakosaurus này được phát hiện đầu tiên ở Đức, qua nghiên cứu, nó sở hữu những kỹ năng săn mồi có thể sánh ngang với cá voi sát thủ ngày nay và khủng long bạo chúa của kỷ Jura.
Đặc điểm hộp sọ và xương hàm của loài cá sấu cổ đại dài 4,5m này cho thấy nó là loài động vật hút máu. Cũng có nghĩa đây là loài cá sấu hút máu đầu tiên từng được biết đến trong lịch sử.
3. ThalassomedonThalassomedon là một loài Plesiosauroidea (thằn lằn cổ rắn) sống ở Bắc Mỹ cách đây khoảng 93 triệu năm. Đó là kẻ săn mồi lớn, có chiều dài lên đến 12m, mỗi chân chèo cũng có kích thước “khủng”, lên tới gần 2m. Với chiếc cổ dài 6m sẽ dễ dàng giúp Thalassomedon đớp con mồi và nuốt trọn.
4. Tylosaurus Tylosaurus sống ở Bắc Mỹ trong kỷ Cretaceous cách đây khoảng 80 triệu năm. Đây là 1 trong những loài Mosasaur (thằn lằn biển) lớn nhất với chiều dài 15m.
Mặc dù chỉ nặng 10 tấn, "nhẹ cân" hơn nhiều so với đa số các loài quái vật biển nhưng chính trọng lượng nhỏ đã làm nên sự khác biệt. Tylosaurus có thể bơi với tốc độ lên tới 50km/h và cũng vì có thân hình thuôn dài nên dễ lẩn trốn khỏi những kẻ thù khổng lồ.
Tylosaurus có hàm lớn và răng khỏe, 1 phần xương nhô ra ngay trước mõm để tập trung toàn bộ lực đâm vào đối thủ.
5. Thalattoarchon Saurophagis Thalattoarchon Saurophagis là loài thằn lằn cá có hình dạng giống cá heo sinh sống cách đây 244 triệu năm tại Bắc Mỹ, 8 triệu năm trước khi xảy ra cuộc đại tuyệt chủng hàng loạt lớn nhất trong lịch sử Trái đất.
Biến cố này xảy ra vào cuối kỷ Permi đã giết chết đến 80-96% tất cả các loài sinh vật biển, trừ những loài tương đối nhỏ bé.
Cơ thể của T. Saurophagis dài 9m, những chiếc răng dài gần 13cm và nhọn như dao. T. Saurophagis sở hữu một hộp sọ lớn và hàm răng to, sắc cạnh để bắt và cắt con mồi.
Các nhà nghiên cứu còn cho rằng, bộ hàm đáng sợ của con thủy quái này có thể tấn công, cắn xé những sinh vật có kích cỡ to hơn nó. Hóa thạch của T. Saurophagis được tìm thấy tại những vách núi ở Nevada, Mỹ.
6. TanystropheusTanystropheus là một loài bò sát cổ dài, thành viên của nhóm bò sát Protorosaurs.
Loài quái vật này có răng nanh, dùng để săn cá và mực ở những vùng nước nông ở khu vực biển Nam Trung Quốc hơn 230 triệu năm trước đây. Con vật có cái cổ dài tới 1,7m (gấp đôi chiều dài của thân) và khá rắn chắc.
7. LiopleurodonLiopleurodon là "vua của những sinh vật biển" sống ở kỉ Jura muộn. Nó sinh sản khắp các đại dương gần khu vực châu Âu. Những chiếc răng của quái thú này dài 7cm và có khoảng 100 - 210 chiếc răng trong mỗi hàm.
8. Megalodon Megalodon sống trong kỷ nguyên Kainozoi (Đại Tân sinh) 28 - 1,5 triệu năm trước, được coi là một trong những động vật ăn thịt to lớn nhất trong lịch sử động vật có xương sống.
Những hóa thạch thu thập được đã chỉ ra rằng, con cá mập khổng lồ này đã đạt tổng chiều dài 18 - 20m, cân nặng đạt 103 tấn. Do đó, Megalodon được coi là loài cá mập lớn nhất trong các đại dương và là một trong những loài cá lớn nhất được biết là có tồn tại.
Bộ răng của Megalodon rất mạnh mẽ, có tổng cộng khoảng 276 chiếc răng trải qua 5 hàng, mỗi răng dài khoảng 21cm. Những nhà cổ sinh vật học cho rằng, cá mập Megalodon có đường kính hàm hơn 2m.