[size=6]“Mẹ sinh tay trắng thuở lọt lòng/ Lớn làm cách mạng trắng tay không/ Hòa bình vui với đôi tay trắng/ Hết kiếp xuống mồ trắng tay không” – 4 câu thơ trong bài Trắng tay, tay trắng dường như quá đúng với cuộc đời ông vậy.[/size]
[justify]Ám ảnh vai Ba Ngủ trong Đất phương Nam[/justify]
[justify]Thông tin NSUT Hồ Kiểng qua đời ở tuổi 87 vào chiều3/4 khiến nhiều khán giả hâm mộ điện ảnh nước nhà cảm thấy bàng hoàng. Suốt cuộc đời hoạt động nghệ thuật của mình gia tài hơn 200 bộ phim, gần 50 vở kịch nói, hơn 300 kịch truyền thanh, 12 vở cải lương… của ông không phải ai cũng biết.[/justify]
[justify]Kỉ lục Nghệ sĩ đóng nhiều vai phụ trong nhiều bộ phim Việt Nam nhất cùng nhiều phần thưởng khác của nhà nước dành tặng cho người nghệ sĩ đa tài này là những ghi nhận xứng đáng với những gì ông đã cống hiến.[/justify]
[justify]Và trong gia tài ấy, Đất phương Nam được coi như một bộ phim ghi dấu ấn quan trọng của ông trong lòng khán giả.[/justify]
[justify]NSUT Hồ Kiểng cùng Hùng Thuận trong Đất phương Nam[/justify]
[justify]16 năm trôi qua kể từ khi Đất phương Nam lên sóng màn ảnh nhỏ với khán giả cả nước, vai ông Ba Ngủ vẫn luôn có một chỗ đứng không nhỏ trong lòng khán giả. Nếu như An (Hùng Thuận) là nhân vật chính là là tâm điểm thì vai của NSUT Hồ Kiểng như một lát cắt quan trọng, một mảnh ghép không thể thiếu trong cuộc đời chìm nổi của cậu bé.[/justify]
[justify]An gặp ông Ba Ngủ khi phiêu dạt về phương Nam và trong khi lưu lạc, gánh xiếc bị tan dã, cậu bé không chỗ nương thân. Trong chính lúc đó, cậu bé gặp ông Ba Ngủ đang ngật ngưỡng say xỉn và liên miệng ca hát, mà lúc đầu cậu bé còn cảm thấy khó chịu.[/justify]
[justify]Thế rồi, từ ghét thành yêu từ xa lạ trở thành thân quen, ông Ba Ngủ chính là cầu nối đưa An đến với dì Tư.[/justify]
[justify]Ấn tượng mạnh mẽ nhất của khán giả với vai diễn này của NSUT Hồ Kiểng chính là vẻ bề ngoài cùng cá tính không giống ai. Sống một thân một mình, không con cái, không người thân ai cũng thấy ông Ba Ngủ say cả ngày lẫn đêm. Và cái dáng điệu ngật ngưỡng, miệng luôn hát những bài ca cổ ấy cứ hằn sâu trong tâm trí khán giả.[/justify]
[justify]Vai ông Ba Ngủ gây ấn tượng mạnh với công chúng[/justify]
[justify]Thế nhưng, ẩn sâu vẻ ngoài đó là một tấm lòng nhân hậu bao la. Ông Ba Ngủ đã dang rộng vòng tay để che chở cho An, cho cậu bé một mái ấm dù ngắn ngủi bên dì Tư – một bà chủ tiệm ăn nhỏ. Chính ông cũng là người động viên cho cậu bé trong lúc tuyệt vọng nhất, mang lại cho cậu bé những tiếng cười sảng khoái.[/justify]
[justify]Và ít ai biết rằng, đằng say điệu bộ giả say đó, ông Ba Ngủ chính là một chiến sĩ cách mạng hoạt động ngầm. Ông thầm lặng làm người truyền tin, thu xếp căn cứ và là người liên lạc trong những cuộc họp quan trọng. Sau khi bị bắt từ vụ đốt nhà của dì Tư, ông theo hẳn cách mạng. Và sau này, khi An đã xuống tóc đi tu, cậu bé đã gặp lại ông. Chính khi An thấy cha mình bị bắn chết cũng là lúc vòng tay ông dang rộng chở che một lần nữa cho cậu bé.[/justify]
[justify]Hơn cả sinh nghề tử nghiệp[/justify]
[justify]Có thể nói, cuộc đời của NSUT Hồ Kiểng cũng giống như trên phim vậy. Nếu trên phim ông thường đảm nhận những vai đau khổ, lam lũ thì ngoài đời, cuộc sống của ông cũng lận đận. “Mẹ sinh tay trắng thuở lọt lòng/ Lớn làm cách mạng trắng tay không/ Hòa bình vui với đôi tay trắng/ Hết kiếp xuống mồ trắng tay không” – 4 câu thơ trong bài Trắng tay, tay trắng dường như quá đúng với cuộc đời ông vậy.[/justify]
[justify]Những vai diễn của ông luôn có sức ám ảnh mạnh với khán giả[/justify]
[justify]Nghề diễn, không chỉ là cái nghề mà còn là cái nghiệp đã ăn vào máu của ông vậy. Câu “sinh nghề, tử nghiệp” với người nghệ sĩ này thật không sai chút nào.[/justify]
[justify]Chính vì thế, ông từng nói: “Nếu ngày mai tôi có chết, hôm nay tôi cũng sẽ nhiệt tình với vai diễn, được đóng phim, với tôi, đã là một niềm vui lớn lao rồi. Ngày xưa, một người thầy dạy ở Trường Nghệ thuật Liên Xô nói với tôi rằng làm nghệ thuật chứ không phải là bán nghệ thuật. Cái nghệ thuật cần là sự cống hiến và hy sinh. Tôi vẫn ghi lòng và thực hiện theo câu nói ấy cho đến tận bây giờ”.[/justify]
[justify]Nhưng Ba Ngủ chưa phải là vai diễn gây ám ảnh nhất của NSUT Hồ Kiểng. Nhắc đến ông, khán giả có thể không nhớ hết các vai diễn nhưng không ai quên hình ảnh ông già ăn cá sống trong Những nẻo đường phù sa.[/justify]
[justify]Cũng là một vai phụ, một người nông dân nghèo khổ đi mò cua, bắt cá trong ruộng của địa chủ rồi bị bắt và sau đó bị ép phải ăn chính những con cá sống. Hình ảnh, một con người lam lũ tay cầm con cá sống dính đầy bùn vẫn còn giãy giụa trong miệng khiến khán giả vừa xót thương, vừa cảm phục sự cống hiến của ông cho nghệ thuật.[/justify]
[justify]Người nghệ sĩ ấy giờ không còn được sống để đóng phim nhưng ông
sống mãi với khán giả[/justify]
[justify]Với gia tài hơn 200 bộ phim, thật khó để kể hết về ông.[/justify]
[justify]Gần đây, khán giả gặp lại ông với vai một đại gia trong Mùa hè lạnh.[/justify]
[justify]Ông từng hào hứng kể: “Một bộ phim Mùa hè lạnh mới đóng với Lý Nhã Kỳ 4 đêm 2 ngày được 19 triệu, được quá đi chứ”. Thế nhưng, đó chỉ là câu nói đùa vì cái được với ông đâu phải chỉ vì tiền bạc.[/justify]
[justify]Cả đời lam lũ, vai diễn cuối đời này ông mới được làm đại gia giàu sụ, có vợ trẻ đẹp. Đó phải chăng là sự ưu ái hiếm hoi của nghề dành cho ông.[/justify]
[justify]87 tuổi ông mớ được đóng vai đại gia trong Mùa hè lạnh cùng Lý Nhã Kỳ[/justify]
[justify]Kể về vai diễn này, ông hóm hỉnh: “Chú đóng phim này không có gì khó hết, chỉ đóng 2 đứa ở trong mùng, mà chú ở trần mặc quần đùi và nằm ngửa ra, không làm gì hết (cười). Chú đóng là đại gia lớn ở Trung Quốc, không cần nó (cô vợ trẻ do Lý Nhã Kỳ đóng – PV) mà nó cần mình. Nó muốn hun là hun, nó muốn nựng là nựng…”.[/justify]
[justify]Nhưng ai biết được rằng, hạnh phúc nhỏ nhoi ấy quá ngắn ngủi.[/justify]
[justify]Và rồi nỗi sợ “sợ mình già, chết rồi không đóng phim được nữa (cười). Nhưng mà Tổ nghiệp không cho mình già, không cho mình đãng trí, thành ra mình vẫn bình tĩnh, minh mẫn, vẫn là con người đàng hoàng không bị lẫn. Chú đang sợ mình bị lẫn không đóng phim được nhưng mà chưa tới mức đó” cuối cùng cũng ập đến.[/justify]
[justify]Vẫn biết cuộc đời sinh lão bệnh tử không chừa ai, nhưng nhắc về ông ai không khỏi ngậm ngùi, xót xa.[/justify]
[justify]Ký ức khó quên về NSUT Hồ Kiểng[/justify] [justify]NSUT Hồ Kiểng không ít lần đã kể về những kí ức của ông khi đóng Cát bụi hè đườngvới vai diễn hai ông cháu ăn xin (đóng cùng Kim Hiền).[/justify] [justify]Trong vai người đàn ông nghèo khổ, đạo diễn yêu cầu ông phải hóa thân thật đạt. Và thế là ông đã sáng tác một bài cải lương theo điệu Huế đầy mủi lòng “Đời tôi ôi trôi nổi đắng cay. Nhờ cô bác miếng ăn qua ngày. Ơn nghĩa cao dày, củ khoai hạt gạo. Ông cháu tôi cầu xin. Đời tôi ôi một kiếp lênh đênh. Nhờ cô bác bốn phương thương tình. Giúp ông cháu tôi miếng cơm đồng bạc. Sống thác nào quên…”.[/justify] [justify]Thật bất ngờ, chỉ là vai diễn trong phim (do máy quay đặt bí mật trên cao) nhưng ông được cho 262.000 đồng và một ổ bánh mì kẹp thịt của một người đạp xích lô. Ông kể, đạo diễn cho ông cả số tiền đó nhưng sau đó ông cho Kim Hiền. Cuối cùng cô cũng cho những người ăn xin đến xem đoàn phim đóng.[/justify] [justify]Mấy chục năm đóng phim, ông cũng không ít lần gặp phải tai nạn.[/justify] [justify]Trong phim Rừng xà nu ông từng bị ngựa hất té xuống đất, gãy xương sống phải nằm bệnh viện Cao Bằng và Bạch Mai hết một năm.[/justify] [justify]Đến phim Đêm săn tiền ông lại bị rắn hổ mang cắn phải cấp cứu ở Bệnh viện Sài Gòn. Lần gần nhất là khi đóng Cảnh sát hình sự, ông bị diễn viên Đơn Dương ném vào tường, phải… mổ não vì tụ máu.[/justify] |