Thấy người khác ăn chua, chúng ta chảy nước miếng. Thấy một người chảy máu, chúng ta thấy rùng mình. Đó là những phản xạ rất bình thường của cơ thể. Không chỉ vậy, mới đây các nhà khoa học ở Đại học Sussex ở Anh còn chứng minh được rằng, khi thấy người khác bị lạnh, nhiệt độ cơ thể của bạn cũng có chiều hướng giảm theo.
Trong thử nghiệm của nhóm các nhà khoa học từ ĐH Sussex, do tiến sĩ thần kinh học Neil Harrison dẫn đầu, đã cho các tình nguyện viên xem một đoạn video, trong đó có cảnh những người nhúng tay vô các xô nước đá lạnh. Dù chỉ xem phim ảnh, nhưng kì lạ là tay của các tình nguyện viên cũng có chiều hướng giảm nhiệt độ và họ cảm thấy hơi lành lạnh tương tự như người trong phim.
"Chúng tôi tin rằng khi hiểu sự bắt chước về phản ứng cơ thể này sẽ giúp mọi người hiểu cách chúng ta cảm nhận các cảm giác. "Bắt chước" phản ứng của một người khác được cho là sẽ giúp chúng tôi tạo ra một tình trạng sinh lý học bên trong, từ đó nghiên cứu rõ hơn động lực và cảm giác của họ". Neil Harrison cho biết.
Cụ thể của thử nghiệm được thực hiện như sau, nhóm nghiên cứu mời 36 tình nguyện viên tham gia, sau đó cho họ xem 8 video ngắn liên tục chia làm 4 video về cảm giác ấm áp và 4 về cảm giác lạnh.
Đầu tiên, ở 4 video ấm áp. Trong 40s đầu cho thấy một người đang pha ấm nước nóng bốc khói vô một thùng chứa trong suốt, chốc chốc lại lấy nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. Sau đó, người này ngâm 2 tay trong chậu nước ấm này.
Tiếp theo, với video thể hiện sự lạnh lẽo. Thay vì pha nước nóng vô thùng thì người kia lại đổ vô đó một bao nước đá. Trong video, mặt của người đó bị che đi và màn hình hiển thị rất rõ nhiệt độ căn phòng là 21 độ C. Cuối cùng, người kia nhúng 2 tay vô thùng nước đá, dĩ nhiên là vì che mặt nên biểu cảm không để lộ cho tình nguyện viên xem được.
Suốt quá trình đó, nhóm nghiên cứu đo nhiệt độ bàn tay của các tình nguyện viên và phát hiện ra rằng, khi coi video người ta nhúng tay vô nước lạnh thì nhiệt độ bàn tay của các tình nguyện viên cũng giảm theo, dù giá trị giảm rất nhỏ nhưng vẫn ghi nhận được: tay trái giảm 0,2 độ C và tay phải giảm 0,05 độ C. Điều kiện thử nghiệm của căn phòng khi cho xem các video là như nhau, chỉ khác các nội dung video trình chiếu mà thôi.
Như vậy, phản ứng bắt chước của cơ thể chúng ta khi thấy người khác làm gì đó là có thật, ví dụ hắt xì, chảy nước miếng khi ăn chua và được phát hiện gần đây là giảm nhiệt độ khi thấy lạnh. Nhóm của Harrison vẫn tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm về vấn đề này.
Trong thử nghiệm của nhóm các nhà khoa học từ ĐH Sussex, do tiến sĩ thần kinh học Neil Harrison dẫn đầu, đã cho các tình nguyện viên xem một đoạn video, trong đó có cảnh những người nhúng tay vô các xô nước đá lạnh. Dù chỉ xem phim ảnh, nhưng kì lạ là tay của các tình nguyện viên cũng có chiều hướng giảm nhiệt độ và họ cảm thấy hơi lành lạnh tương tự như người trong phim.
"Chúng tôi tin rằng khi hiểu sự bắt chước về phản ứng cơ thể này sẽ giúp mọi người hiểu cách chúng ta cảm nhận các cảm giác. "Bắt chước" phản ứng của một người khác được cho là sẽ giúp chúng tôi tạo ra một tình trạng sinh lý học bên trong, từ đó nghiên cứu rõ hơn động lực và cảm giác của họ". Neil Harrison cho biết.
Cụ thể của thử nghiệm được thực hiện như sau, nhóm nghiên cứu mời 36 tình nguyện viên tham gia, sau đó cho họ xem 8 video ngắn liên tục chia làm 4 video về cảm giác ấm áp và 4 về cảm giác lạnh.
Đầu tiên, ở 4 video ấm áp. Trong 40s đầu cho thấy một người đang pha ấm nước nóng bốc khói vô một thùng chứa trong suốt, chốc chốc lại lấy nhiệt kế đo nhiệt độ của nước. Sau đó, người này ngâm 2 tay trong chậu nước ấm này.
Tiếp theo, với video thể hiện sự lạnh lẽo. Thay vì pha nước nóng vô thùng thì người kia lại đổ vô đó một bao nước đá. Trong video, mặt của người đó bị che đi và màn hình hiển thị rất rõ nhiệt độ căn phòng là 21 độ C. Cuối cùng, người kia nhúng 2 tay vô thùng nước đá, dĩ nhiên là vì che mặt nên biểu cảm không để lộ cho tình nguyện viên xem được.
Suốt quá trình đó, nhóm nghiên cứu đo nhiệt độ bàn tay của các tình nguyện viên và phát hiện ra rằng, khi coi video người ta nhúng tay vô nước lạnh thì nhiệt độ bàn tay của các tình nguyện viên cũng giảm theo, dù giá trị giảm rất nhỏ nhưng vẫn ghi nhận được: tay trái giảm 0,2 độ C và tay phải giảm 0,05 độ C. Điều kiện thử nghiệm của căn phòng khi cho xem các video là như nhau, chỉ khác các nội dung video trình chiếu mà thôi.
Như vậy, phản ứng bắt chước của cơ thể chúng ta khi thấy người khác làm gì đó là có thật, ví dụ hắt xì, chảy nước miếng khi ăn chua và được phát hiện gần đây là giảm nhiệt độ khi thấy lạnh. Nhóm của Harrison vẫn tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm về vấn đề này.
Theo Telegraph