[size=4][/size]
[size=4]USD là một trong những đồng tiền ổn định nhất trên thế giới, nhưng trong lịch sử hình thành và phát triển, nó cũng phải đối mặt với nạn làm giả. Đặc biệt là trong giai đoạn đầu của thời kỳ thực dân Bắc Mỹ, đồng tiền này bị làm giả trắng trợn và tràn lan. Vì vậy, chính phủ đương thời buộc phải in dòng chữ: “To counterfeit is death” (tạm dịch: Làm giả là chết) trên các tờ tiền, nhằm răn đe những kẻ chuyên làm giả. Về sau, câu “To counterfeit is death” mới được thay thế bằng dòng chữ: “In God We Trust” (tạm dịch: Chúng ta tin vào Chúa).[/size]
[size=3][size=4]Cộng hòa Zaire (Cộng hòa dân chủ Congo): Đồng tiền khuyết mặt[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Đất nước Zaire tức nước Cộng hòa dân chủ Congo ngày nay không có nhiều tiền để lãng phí. Vì thế, khi chế độ của Joseph-Désiré Mobutu bị lật đổ vào năm 1997, chính quyền mới phải đương đầu với nguy cơ khan hiếm tiền mặt. Để “cứu cánh”, giới chức đương thời bèn tập hợp tờ tiền mệnh giá 20.000 có in hình Mobutu, rồi cắt bỏ phần đầu và cho lưu thông.[/size]
[size=3][size=4]Cộng hòa Palau: Đồng xu có nước thánh[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Loại đồng xu quý hiếm này được chính quyền đảo quốc Palau phát hành vào năm 2007. Trên mặt đồng xu có hình đức mẹ đồng trinh Maria và một lọ nước nhỏ, bên trong có nước thánh được lấy từ hang núi Lourdes (Pháp). Tuy nhiên, đây không phải là đồng tiền duy nhất được làm từ vật liệu đắt đỏ. Quốc đảo xinh đẹp này cũng từng phát hành tiền xu có chứa những miếng ngọc trai đen quý giá.[/size]
[size=3][size=4]Vương quốc Swaziland: Đồng tiền có lễ hội trinh nữ ngực trần[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Vương quốc Swaziland từng lưu thông loại tiền giấy này. Mặt chính của đồng tiền là hình quốc vương Sobhuza II. Sobhuza II là vị vua tại vị lâu nhất tại Swaziland với 61 năm cai trị. Ông có 120 thê thiếp và hơn 1.000 con cháu. Mặt sau đồng tiền là hình ảnh lễ hội Umhlanga (lễ hội cây sậy). Đây là ngày lễ truyền thống lớn nhất của đất nước này, được tổ chức vào tháng 8 hàng năm. Ý nghĩa của lễ hội Umhlanga là để ghi dấu sự trưởng thành của các trinh nữ, nhưng quan trọng hơn, đây chính là buổi kén vợ của quốc vương. Những thiếu nữ tham dự mặc váy sặc sỡ, để lộ thân trên, trên tay cầm bó sậy và nhảy múa rộn ràng.[/size]
[size=3][size=4]Maldives: Đồng Rufiyaa in hình phương tiện kiếm sống[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Nước cộng hòa Maldives thuộc Ấn Độ Dương, cách phía Tây Nam Ấn Độ 800 m. Người dân nước này sinh tồn chủ yếu dựa vào hai phương thức: đánh bắt cá và hái dừa biển. Ngay trên đồng tiền của quốc gia này cũng thể hiện rõ điều ấy. Tới nay, Maldives vẫn là một trong những xứ sở nghèo nàn nhất thế giới.[/size]
[size=3][size=4]Sao Tome and Principe: Thiên đường trên mặt đất[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Cộng hòa Sao Tome and Principe nằm ở Tây Phi và gần đường xích đạo. Hình ảnh núi lửa trên đồng tiền nước này có ý nghĩa là “thiên đường trên mặt đất”. Trên đó, có hình bãi biển cát vàng mê hoặc lòng người và các loài động vật hoang dã tuyệt đẹp, bao gồm cả loài chim bói cá đặc trưng cho vùng đất thơ mộng này. Trên mặt chính của đồng tiền còn có vị anh hùng dân tộc Ray Amador, người khởi xướng phong trào chống ách thống trị của thực dân Bồ Đào Nha.[/size]
[size=3][size=4]Comoros: Thế giới mộng mơ[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Comororos là quốc đảo nhỏ nằm phía Tây Ấn Độ Dương. Nơi đây từng là thuộc địa của thực dân Pháp. Năm 1975, Comororos giành độc lập. Năm 2006, chính phủ cho phát hành tờ tiền giấy mệnh giá 1.000 franc với những họa tiết tinh xảo. Nó được bình chọn là đồng tiền đẹp nhất thế giới năm 2006. Hình tượng in trên đồng Comorian Franc rất êm đềm, tạo cảm giác như mơ như mộng. Hình ốc biển in mờ như để nhắc nhở người dân, dù đã giành độc lập, nhưng các cuộc chính biến vẫn chưa dừng lại tại quốc đảo này.[/size]
[size=3][size=4]Quần đảo Cook: Duy trì giống nòi là trên hết[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Quần đảo Cook là một nền dân chủ nghị viện tự trị trong liên minh tự do với New Zealand, dân số chỉ khoảng vài chục nghìn người. Chính dân cư thưa thớt khiến người dân nước này luôn sùng bái tín ngưỡng phồn thực từ nhiều đời nay. Ngay trên đồng tiền của Cook cũng vẽ Totem thần phồn thực, vị thần mà họ tôn thờ suốt nhiều đời qua. Có lẽ đây là loại tiền "độc nhất vô nhị" trên thế giới có hình vẽ này.[/size]
[size=3][size=4]Quần đảo Faroe: Đồng tiền in hình con cua[/size][/size]
[size=4][/size]
[size=4]Quần đảo Faroe là vùng tự trị của Đan Mạch, mệnh giá tiền gồm có 50 Krone, 100 Krone, 200 Krone, 500 Krone và 1.000 Krone. Trong đó tờ 500 Krone được phát hành vào cuối năm 2004, trên mặt chính của tiền có in hình cua biển, mặt sau là phong cảnh của vùng Hvannasund. Hình cua biển được in theo cách làm nổi bằng những đường thô, đặc biệt là phần càng cua, khi sờ vào có cảm giác lồi lõm hết sức đặc biệt.[/size]
[size=5]Click mòn mỏi nãy giờ chả thấy chữ "Việt Nam" nhỉ 3bathing3 3bathing3[/size]