Lý Ông Trọng được người phương Bắc dựng tượng
[justify]Lý Ông Trọng tên thật là Lý Thân, là một nhân vật truyền thuyết sống vào cuối đời Hùng Duệ Vương, đầu thời An Dương Vương, gốc làng Chèm, Từ Liêm, Hà Nội. Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước.
Ảnh minh họa. |
Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa.[/justify]
[justify]Đến thời Thục Phán An Dương Vương, ông là một tướng giỏi giúp vua và được cử đi sứ nước Tần.[/justify]
[justify]Bấy giờ nhà Tần hay có nạn giặc Hung Nô đánh phá phía Bắc. TuyTần Thủy Hoàng đã cho đắp Vạn Lý Trường Thành nhưng vẫn không yên. Nhân có tướng tài của nước Âu Lạc là Lý Ông Trọng sang sứ nên vua Tần ngỏ ý mời ông giúp Tần trừ giặc Hung Nô, phong ông làm Vạn Tín Hầu.[/justify]
[justify]Ông Trọng cầm quân ra giữ đất Lâm Thao (vùng Cam Túc, Trung Quốc hiện nay), hễ quân Hung Nô kéo đến bao nhiêu là bị đập tan bấy nhiêu. Giặc Hung Nô kinh sợ và từ đó không dám xâm phạm biên ải nhà Tần nữa. Vua Tần hết sức khâm phục, phong tước cao, thưởng hậu và gả cả công chúa cho Lý Ông Trọng, muốn lưu ông ở lại Tần lâu dài. Sau đó một thời gian, Lý Ông Trọng nhớ quê hương xin vua Tần cho về nước nghỉ ngơi. [/justify]
[justify]Khi biết tin Lý Ông Trọng đã về nước, quân Hung Nô lại kéo sang đánh Tần. Vua Tần lại sai sứ sang Âu Lạc mời Ông Trọng. Ông Trọng không muốn đi nên vua Thục nói rằng ông đã mất. Vua Tần bất đắc dĩ phải đúc một pho tượng đồng khổng lồ hình Lý Ông Trọng (bên trong rỗng, chứa được mấy chục người, có máy giật để cử động chân tay như thật) đặt ở cửa Kim Mã, kinh thành Hàm Dương.[/justify]
[justify]Giặc Hung Nô ngỡ là ông lại sang Tần nên không dám xâm phạm nước này. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng". [/justify]
Hoàng tử Lý Long Tường bảo vệ độc lập của Triều Tiên
[justify]Năm 1226, sau khi nhà Lý sụp đổ, để tránh sự tiêu diệt của nhà Trần và bảo toàn tính mạng, Đô đốc Lý Long Tường - hoàng tử thứ bảy của vua Lý Anh Tông - đã cho đóng hải thuyền mang theo đồ tế lễ của nhà Lý cùng gia quyến và tùy tùng rời cảng Vân Đồn ra biển.[/justify]
[justify]Vì các mối hiềm khích giữa nhà Lý với Chăm Pa và nhà Tống nên Lý Long Tường đã dong thuyền hướng về phía Đông Bắc. Đoàn hải thuyền của ông đã cập bến quận Khang Linh, nước Cao Ly (lãnh thổ của CHDCND Triều Tiên ngày nay), rồi lập nghiệp, sinh sống tại vùng Châu Sơn của đất nước này.[/justify]
[justify]Từ năm 1231, quân Nguyên - Mông bắt đầu những nỗ lực xâm lấn Triều Tiên. Năm 1253, chúng chiếm được thành phố Kaesong khiến vua Cao Tông của Cao Ly phải chạy ra đảo Kanghwa. Trước tình hình ngày càng nguy kịch, nhà vua đã yêu cầu Lý Long Tường ra giúp sức.[/justify]
[justify]Nhờ có những kinh nghiệm chiến đấu khi còn ở quê nhà, Lý Long Tường cho đắp thành lũy kiên cố, luyện tập binh sĩ thuần thục. Sau 5 tháng vây thành không có kết quả, quân Nguyên - Mông bị bệnh chết đến 1/3, chúng bèn áp dụng kế trá hàng, cho gửi sang phía Cao Ly 5 "rương vàng" để tỏ ý cầu hòa nhưng trên thực tế trong đó là những thích khách có vũ trang để ám sát các lãnh đạo của Cao Ly.[/justify]
[justify]Biết trước ý đồ của địch, Lý Long Tường cho đổ nước sôi vào kẽ rương rồi sai người mang trả lại cho quân Nguyên - Mông. Khi mở rương, quân xâm lược vô cùng khiếp đảm khi thấy các thích khách của mình bị chết thảm.[/justify]
[justify]Dùng vũ lực cũng như mưu kế đều không được, quân Nguyên - Mông đành rút quân trở về nước, và trên đường về đã bị quân Cao Ly phục kích đánh tan tác.[/justify]
[justify]Sau chiến công hiển hách, Lý Long Tường được vua Cao Ly trọng thưởng, cấp cho thái ấp để con cháu đời sau có nơi sinh cơ lập nghiệp. Vì ở Việt Nam có núi Hoa Sơn nên vua đã cho đổi tên Châu Sơn thành Hoa Sơn và phong tước cho Lý công làm Hoa Sơn quân. Dân trong vùng còn tôn thờ ông làm tổ và dựng lên một chiếc cổng lớn gọi là Thụ hàng môn để khắc ghi công tích và ca ngợi công lao vĩ đại của ông khi đánh đuổi quân Nguyên - Mông.[/justify]
Sự nghiệp của Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn
[justify]Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn (1908-1956) tên thật là Vũ Nguyên Bác, quê tại làng Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm, Hà Nội. Sinh ra trong một gia đình đại tư sản, khi mới lên 5 tuổi ông đã bắt đầu học tiếng Pháp tại một trường Dòng ở Hà Nội, 14 tuổi ông thi đậu vào Trường Sư phạm Hà Nội.[/justify]
[justify]Được giác ngộ cách mạng, năm 1925, ông sang Trung Quốc hoạt động và đầu năm 1926, được cử đi học Trường Sĩ quan Hoàng Phố cùng với các nhà cách mạng Lê Hồng Phong, Phùng Chí Kiên, Lê Thiết Hùng.[/justify]
[justify]Tháng 8/1927 ông gia nhập Đảng Cộng sản Trung Quốc và tháng 12 cùng năm tham gia khởi nghĩa Quảng Châu. Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, để tránh khủng bố, ông phải rời Quảng Châu sang Thái Lan và tổ chức Việt kiều tham gia cách mạng.
Lưỡng quốc tướng quân Nguyễn Sơn. |
[/justify]
[justify]Năm 1928, ông trở lại Trung Quốc, tham gia lực lượng Hồng quân, đổi tên mới là Hồng Thủy. Tháng 10/1934, ông tham gia cuộc Vạn lý trường chinh và là người Việt Nam duy nhất đã đi hết cuộc hành trình này.
Tháng 7/1937, bắt đầu thời kỳ chiến tranh chống Nhật, ông cùng sư đoàn 115 Bát Lộ Quân vượt sông Hoàng Hà đến Sơn Tây lập căn cứ chống Nhật ở Ngũ Đài Sơn. Từ năm 1939, ông làm giảng viên chính trị tại các trường đại học vùng giải phóng.[/justify]
[justify]Tháng 11/1945, ông trở về nước hoạt động, lấy tên mới là Nguyễn Sơn. Năm 1948, ông được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa phong quân hàm Thiếu tướng trong đợt phong quân hàm đầu tiên, cùng 8 quân nhân khác.[/justify]
[justify]Năm 1950, tướng Nguyễn Sơn trở lại Trung Quốc công tác. Được xem là một trong 72 đại công thần Trung Quốc, ngay trong đợt phong quân hàm đầu tiên của nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa vào ngày 27/9/1955, ông được phong quân hàm Thiếu tướng.[/justify]
[justify]Vì là người Việt Nam duy nhất được phong quân hàm tướng của hai quốc gia, và đều ngay trong đợt phong quân hàm đầu tiên, nên ông được mệnh danh là "Lưỡng quốc tướng quân".[/justify]
[justify]Năm 1956, do khối u ác tính nằm bên phổi trái, ông xin trở về quê hương và mất tại Hà Nội sau đó không lâu. Ông được Nhà nước Việt Nam truy tặng Huân chương Hồ Chí Minh.[/justify]