Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm Quảng Bình năm 1973
Bom đạn được sử dụng làm nền cho khẩu hiệu chiến thắng Hình ảnh của năm 1973 được nói chụp ở Quảng Sơn
Phóng viên Nhật Bản chú thích: Những chị em phụ nữ của hợp tác xã nông nghiệp thôn Lộc Ninh đang chia cá. Kể cả lúc còn chiến tranh phá hoại, họ đã tổ chức đội ngư dân xung phong ra khơi vào ban đêm kể cả giữa khi Mỹ ném bom. Con cu thấy: Mấy o hổng có đôi dép nào tội nghiệp quá à. Chân trần lội cát.
Một góc hợp tác xã làm mắm trên cát, Quảng Bình
Phóng viên Nhựt Bản chú thích: Bom cỡ lớn không nổ được biến thành cột cổng vào làng, vừa là trang trí đặc biệt vừa là nơi trẻ em vui chơi trò đánh Mỹ Người Nhựt chú thích: Hố bom lớn biến thành ao, thành nơi thả cá, chăn vịt, trẻ em vui đùa, tắm rửa với đàn trâu.
Một cửa hàng tạp hoá ở Quảng Bình 1973
Hải sản Quảng Bình năm 1973 Phóng viên Nhựt chú thích: Nhà làm nửa nổi nửa chìm trên mặt đất, xung quanh có đắp tường đất dầy bao bọc
Người ta chú thích rằng: Phòng ngủ, nơi ăn uống thì ở trong nhà làm nửa chìm nửa nổi. bếp, chuồng nuôi gia súc, nhà vệ sinh thì ở bên ngoài.
Phóng viên Nhật chú thích: Trung đội phụ nữ bảo vệ đường. Các chị tuổi từ 26 đến 36 đều có con nhỏ. Quảng Bình là nơi có đường số 1 chạy qua, thường xuyên bị ném bom ác liệt. Các chị vừa nuôi em nhỏ vừa xông pha trong lửa đạn bảo đảm giao thông.Chị em Quảng Bình 1973 Nếu phóng viên Nhật không chú thích thì không biết là cái gì, họ chú thích: "Xưởng sửa chữa xe vận tải làm nửa chìm nửa nổi. Trong lòng đất có hầm để máy móc, phụ tùng, có phòng ngủ ăn thông nhau bằng nhưng giao thông hào chẳng chịt ở Quảng Bình. Nguồn ảnh: Do cụ Nguyễn Xuân Liên gửi qua email. |