Trong cuộc sống, có những quan niệm khoa học mà chúng ta luôn đinh ninh là đúng nhưng thật sự lại không hẳn như vậy. Cùng tìm hiểu về những hiểu lầm khoa học dưới đây.
1. Sữa giúp bạn phát triển cao và mạnh mẽ
Chúng ta thường nghe cha mẹ, thầy cô và bác sĩ bảo rằng, nếu muốn được mạnh mẽ và cao lớn thì phải chăm uống sữa. Nhưng liệu điều này có thật sự đúng?
Một số nhà khoa học và chuyên gia dinh dưỡng đã tranh luận: Liệu mỗi đứa trẻ trên 8 tuổi uống 3 ly sữa mỗi ngày (khoảng 0,7 lít sữa) hay ăn sữa chua, phô mai… có thật sự làm các bé khỏe mạnh, xương chắc khỏe hơn?
Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu thuộc ĐH Harvard và Cornell lưu ý, chưa có bằng chứng nào đủ thuyết phục về việc sữa giúp xương thêm chắc khỏe, mặc dù nó cung cấp canxi giúp xương phát triển.
Có ý kiến cho rằng, người Mỹ uống sữa từ khi còn bé đến khi già nhưng mỗi năm vẫn có khoảng vài triệu người bị loãng xương. Không chỉ vậy, nhiều người e ngại rằng, sữa và các sản phẩm từ sữa còn có nguy cơ làm tăng tỉ lệ béo phì, bệnh lý tiêu hóa…
2. Móng tay vẫn mọc sau khi chúng ta chết
Có một lời đồn đại mà nhiều người vẫn tin, đó là các chức năng sinh học của cơ thể người vẫn xảy ra trong nhiều ngày, thậm chí vài tháng sau khi chết. Vì thế, móng tay chúng ta vẫn có thể tiếp tục mọc dài ra.
Điều này là hoàn toàn sai lầm. Sau khi con người chết, glucose trong cơ thể - bộ phận ảnh hưởng đến sự tăng trưởng tế bào mới không còn sản xuất nữa. Có nghĩa là móng tay và tóc - 2 bộ phận được sản xuất nhờ vào glucose - sẽ ngừng phát triển ngay lập tức.
Nhưng bởi sau khi chết, cơ thể mất nước và khô dần. Hệ quả là da sẽ co lại, để lộ phần móng và tóc trước khi nằm ẩn dưới da. Do đó, khi nhìn vào, nhiều người tưởng chúng mọc dài hơn ra.
3. Mùa hè nóng hơn vì chúng ta ở gần Mặt trời hơn
Nhiều người thường cho rằng, mùa hè nóng bức, ngột ngạt là bởi chúng ta ở gần Mặt trời hơn so với mùa đông. Tuy nhiên, điều này hoàn toàn không chính xác.
Lý do là bởi, Trái đất cách xa Mặt trời khoảng 149,6 triệu km, do đó việc phần Bán cầu nào tiến gần Mặt trời hơn thì sẽ khiến nhiệt độ Trái đất thay đổi đến đó.
Góc độ ánh sáng Mặt trời chiếu vào các vị trí trên Trái đất mới là yếu tố tạo ra các mùa, góc thẳng đứng sẽ tạo ra nhiệt độ cao nhất.
4. Chích ngừa cảm cúm sẽ làm bạn bị cúm nhẹ
Theo tiến sĩ William Schaffner - chuyên viên y tế dự phòng thuộc ĐH New York, nhiều người thường lo ngại rằng sau khi tiêm phòng vaccine phòng cúm vài ngày, họ có những biểu hiện của bệnh cúm. Điều này khiến cho nhiều người tin, vaccine là nguyên nhân gây ra bệnh cúm.
Bạn cần biết rằng, vaccine khi được tiêm vào cơ thể là những virus gây bệnh đã được làm cho suy yếu, có nhiệm vụ giúp hệ thống miễn dịch của chúng ta làm quen, tạo nên sức đề kháng trước các loại virus này.
Tuy nhiên, việc bạn bị cúm sau khi tiêm vaccine phòng cúm vẫn hoàn toàn có thể xảy ra nhưng không phải là do các virus trong vaccine gây nên. Thực tế là sau khi tiêm vaccine, hệ thống miễn dịch của cơ thể có thể bị suy yếu do phải chống chọi lại virus mới này.
Do đó, nếu cơ thể tiếp xúc với nguồn lây nhiễm trước khi tiêm chủng thì nguy cơ phát bệnh rất cao. Việc này khiến nhiều người có tâm lý hoang mang về việc tiêm vaccine phòng cúm.
5. Thuyết Big Bang giải thích cho việc vũ trụ đến từ đâu
Lý thuyết vụ nổ Big Bang là mô hình vũ trụ học nổi bật, miêu tả giai đoạn sơ khai của sự hình thành vũ trụ. Theo thuyết này, vụ nổ Big Bang xảy ra xấp xỉ cách đây 13,798 ± 0,037 tỷ năm trước. Sau giai đoạn này, vũ trụ ở trạng thái cực nóng và đặc, bắt đầu giãn nở nhanh chóng.
Lý thuyết này khiến nhiều người nhầm tưởng đó là khởi nguồn của vũ trụ. Tuy nhiên, sự thật là, giới khoa học chỉ chấp nhận lý thuyết này như lời giải thích về sự mở rộng của vũ trụ, nó không được phát sinh từ ban đầu. Do đó, cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa thể lý giải được vũ trụ đến từ đâu.
6. Đường làm cho trẻ em thêm hiếu động
Bậc phụ huynh thường sợ khi phải chứng kiến một bầy nhóc 8 tuổi lao vào ăn các loại bánh, kem và kẹo tại một bữa tiệc sinh nhật. Đó không phải là một nỗi lo về bệnh sâu răng hay dạ dày ở trẻ mà đó chính là sự bùng nổ hiếu động.
Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu nào chỉ ra mối liên kết thực sự giữa đường và sự hiếu động thái quá của trẻ. Trong thực tế, một nghiên cứu năm 1994 cho thấy, các bà mẹ nghĩ những đứa con của mình quá hiếu động vì chúng đã uống các loại nước có đường.
Tuy nhiên, theo quan sát, những bà mẹ biết con mình uống nước, ăn thực phẩm có đường thường la mắng con cái nhiều hơn những người mẹ còn lại.
7. Uống vitamin giúp chữa trị cảm lạnh
Có ý kiến cho rằng, uống một lượng lớn vitamin C sẽ giúp chúng ta tăng sức đề kháng và ngăn ngừa cảm lạnh - một căn bệnh rất dễ gặp ở mọi người.
Nhưng sự thật là bạn chỉ nên dùng vừa phải để cơ thể hấp thụ lượng vitamin vừa đủ, và chưa có kết luận nào chứng tỏ, vitamin có thể giúp ngừa cảm lạnh.
Không những thế, nhiều người tin, cứ ở ngoài trời lạnh là bạn sẽ bị cảm lạnh. Trên thực tế, ở trong nhà quá nhiều mới là vấn đề chính. Vào mùa đông, chúng ta có xu hướng ở trong nhà nhiều hơn vì thế, khả năng truyền cúm cho những người xung quanh dễ dàng hơn.
Và bạn dễ dàng cảm lạnh đột ngột khi bước nhanh ra từ môi trường ấm ra không gian lạnh.
8. Sét không đánh trúng 2 lần ở 1 chỗ
Chúng ta biết rằng, sét hay tia sét là hiện tượng phóng điện trong khí quyển giữa các đám mây và đất giữa các đám mây mang điện tích khác dấu, đôi khi xuất hiện trong các vụ phun trào núi lửa, bụi cát.
Khi phóng điện trong khí quyển tia sét có thể di chuyển với tốc độ 36.000km/h, có nhiệt độ khoảng 30.000 độ C. Lý do hình thành nên tia sét vẫn là chủ đề gây tranh cãi của nhiều nhà khoa học. Nhiều chuyên gia cho rằng, gió, độ ẩm, ma sát, áp thấp khí quyển… là yếu tố cấu thành nên tia sét.
Bên cạnh đó, các tinh thể băng trong các đám mây có thể là yếu tố quan trọng trong việc hình thành tia sét do nó có thể tạo ra một môi trường tích điện cực trái dấu nhau trong các đám mây dẫn đến việc hình thành sét.
Đặc biệt hơn, việc tia sét có thể đánh 2 lần một chỗ là hoàn toàn có thể xảy ra. Năm 2003, các chuyên gia ghi nhận tia sét có thể tấn công những vị trí bất kỳ và không loại trừ những điểm đã đánh vào trước đó.