[justify]Hướng dẫn chấm Văn tốt nghiệp gây tranh cãi[/justify]
[justify]Mới đây nhất, kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa kết thúc, dư luận còn đang náo nức với câu hỏi nghị luận của đề Văn thì lại rơi vào tranh cãi về đáp án của Bộ.[/justify]
[justify]Cụ thể, Bộ hướng dẫn chấm, nêu vấn đề nghị luận:[/justify]
[justify]Giới thiệu hiện tượng Nguyễn Văn Nam (0,5 điểm);[/justify]
[justify]Phân tích: Cảm phục trước hành động quên mình cứu người của Nguyễn Văn Nam. Đây là tấm gương sáng cho thanh niên cả nước học tập (0,5 điểm).[/justify]
[justify]Hành động này thể hiện tấm lòng nhân ái của một nhân cách đặc biệt; một phẩm chất đạo đức cao đẹp đã được tu dưỡng, học tập, rèn luyện từ môi trường giáo dục tốt của gia đình, nhà trường và truyền thống quê hương… (0,5 điểm).[/justify]
[justify]Bình luận: Việc làm của Nguyễn Văn Nam là một nghĩa cử cao đẹp, dũng cảm phi thường, song không phải là cá biệt. Hành động này còn giàu ý nghĩa tích cực trong bối cảnh cuộc sống hiện tại (0,5 điểm).[/justify]
[justify]Phê phán lối sống ích kỉ, vô cảm, đề cao ý thức nuôi dưỡng điều thiện và tính thiện (0,5 điểm).[/justify]
[justify]Liên hệ bản thân: học tập theo tấm gương Nguyễn Văn Nam,… (0,5 điểm).[/justify]
[justify]Điều đáng chú ý, Bộ lưu ý các giám khảo, nếu thí sinh có những suy nghĩ, kiến giải riêng mà vẫn hợp lý thì vẫn được chấp nhận. Nếu thí sinh “có kỹ năng làm bài tốt nhưng chỉ đi sâu bàn luận vào một vài khía cạnh cơ bản thì vẫn đạt điểm tối đa” và “Không cho điểm những bài làm có suy nghĩ lệch lạc, tiêu cực”. Hướng dẫn này đã gây nhiều tranh cãi trong cộng đồng. Hướng dẫn của Bộ GD-ĐT không nói rõ thế nào là những suy nghĩ tiêu cực. Những học sinh quan niệm cứu người cần lượng sức mình liệu có phải là tiêu cực hay không? Trước đó, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Vinh Hiển cũng đã khẳng định, chuẩn đạo đức còn tùy từng quan điểm của từng người, vì thế Bộ GD-ĐT cũng không áp đặt đối với học sinh. Tuy nhiên, với cách hướng dẫn chấm này thì dư luận vẫn thấy lo lắng.[/justify]
[justify]
Đáp án đề Văn tốt nghiệp 2013 của Bộ Giáo dục đang dậy sóng trong dư luận.
[/justify]
[justify]2012 – năm lùm xùm về đáp án đề thi ĐH-CĐ[/justify]
[justify]Đáp án môn Toán Đại học của Bộ GD&ĐT ảnh hưởng đến quyền lợi của thí sinh, môn Toán Cao đẳng khiến thí sinh mất điểm oan uổng, môn Sinh học chưa chặt chẽ làm những sĩ tử càng học giỏi càng lúng túng, đáp án môn tiếng Anh thiếu khoa học, đáp án môn Lịch sử vừa thừa vừa thiếu gây bất lợi cho thí sinh là 5 “scandal” nổi cộm về đáp án đề thi của bộ trong năm 2012.[/justify]
[justify]Đáp án môn Toán Đại học khối A của Bộ bị thiếu. Cụ thể, câu 8b của đề Toán nên bổ sung thêm các đáp án vì nếu theo đề bài ra thì vecto chỉ phương v(2;3;2) có thể đi qua A, M hay N, tức là có ít nhất 3 phương trình chính tắc nhận v là vecto chỉ phương và có thể đi qua A, M hay N đều đúng. Nghĩa là cả 3 đáp số khác nhau đều đúng. Tuy nhiên, trong hướng dẫn chấm thi Bộ cũng ghi rõ: “Nếu có câu, ý nào mà thí sinh có cách giải khác so với đáp án nhưng vẫn đúng thì cho điểm tối đa của câu, ý đó theo thang điểm” nên không có việc điều chỉnh đáp án.[/justify]
[justify]Môn Toán Cao đẳng cũng có sự tranh cãi giữa đề và đáp án khiến thí sinh mất điểm oan. PGS. Văn Như Cương cho biết: “Đề và đáp án đều không sai nhưng câu hỏi làm cho thí sinh có thể hiểu nhầm”.[/justify]
[justify]Trong đáp án môn Sinh, câu 28 đề 731 chưa chặt chẽ. Với câu hỏi như vậy có thể tìm ra 2 đáp án. Theo cách hiểu thông thường thí sinh đưa ra một kết quả, nhưng với những thí sinh học ở các trường chuyên thì đề có thể giải ra những kết quả khác. Rất nhiều học sinh giỏi đã lúng túng trước câu hỏi này.[/justify]
[justify]Trước đáp án môn Tiếng Anh của Bộ, nhiều ý kiến cho rằng đáp án chưa chính xác, đề bị lỗi, thiếu khoa học.[/justify]
[justify]Nghiêm trọng nhất là đáp án đề thi môn Lịch sử. Nhiều ý kiến cho rằng nếu Hội đồng chấm thi của các trường không kịp thời điều chỉnh và linh hoạt trong quá trình chấm, rất nhiều thí sinh sẽ mất từ 2,0 điểm đến 2,5 điểm của bài làm”.[/justify]
[justify]Sử, lý nổi cộm năm 2011[/justify]
[justify]Câu IV.a Phần riêng của đề Sử ĐH năm 2011 yêu cầu thí sinh trình bày “Khái quát quá trình hình thành và phát triển của tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh từ năm 1951 đến năm 2000″. Sự không rõ ràng của câu hỏi khiến nhiều thí sinh băn khoăn trong việc xác định tổ chức nào là tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh. Theo các chuyên gia, câu hỏi trên có 2 cách tiếp cận, tức là có 2 đáp án được chấp nhận (Liên minh châu Âu EU và Liên hợp quốc UN).[/justify]
[justify]Trong đáp án do Bộ Giáo dục công bố, tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh là EU. Tuy nhiên, đáp án không hề đưa ra giải thích tại sao và dựa vào tiêu chí nào để xác định. Trong khi đó, đây chính là yếu tố mang tính quyết định để trả lời câu hỏi trên. Các thí sinh chọn UN sẽ rất thắc mắc mà không có câu trả lời: tại sao là EU mà không phải UN. Mặt khác, đáp án sẽ không phân hóa được thí sinh chỉ chọn theo cảm tính và thí sinh thực sự hiểu, phân tích đề bài. Phản biện lại đáp án của Bộ Giáo dục, TS. Nguyễn Toàn Thắng, giảng viên chuyên ngành luật Quốc tế (Đại học Luật Hà Nội) cho rằng: “Xét về phạm vi cũng như mức độ liên kết thì tổ chức liên kết chính trị – kinh tế lớn nhất hành tinh không thể là EU với tính chất là tổ chức khu vực mà là UN – tổ chức đa phương toàn cầu”.[/justify]
[justify]Về môn Vật lý tốt nghiệp THPT, câu 13 mã đề 642 môn có hỏi: “Khi nghiên cứu quang phổ của các chất, chất nào dưới đây khi bị nung nóng đến nhiệt độ cao thì không phát ra quang phổ liên tục?. A. Chất khí ở áp suất lớn. B.Chất khí ở áp suất thấp. C. Chất lỏng. D. Chất rắn”. Đáp án của Bộ GD-ĐT đưa ra là B. Trả lời với báo chí, TS Vật lý Nguyễn Văn Khải khẳng định cả 4 đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra đều không đúng với thực tế.[/justify]
[justify] [/justify]