[size=medium]
Tham khảo
Finding the Hidden Value in Your Network
Are you looking for help in all the wrong places?
Published on June 18, 2013 by Adam Grant, Ph.D. in Give and Take
Lần cuối cùng bạn thực sự cần giúp đỡ, bạn đã hỏi ai? Tôi cá là bạn tìm đến 1 trong những mối quan hệ chặt chẽ của bạn – người mà bạn biết rõ và thật sự tin tưởng. Cho dù bạn đang tìm kiếm 1 công việc mới hoặc xin 1 số lời khuyên tốt, thật có lý khi bạn tìm đến những người bạn thân nhất, những thành viên gia đình và đồng nghiệp của bạn. Sau tất cả, đó là những người bạn có thể tin tưởng để hiểu bạn cần gì.
Nhưng khi chú trọng những mối quan hệ chặt chẽ đó, bạn có thể xem nhẹ sức mạnh của những mối quan hệ yếu. Trong 1 nghiên cứu cổ điển, nhà xã hội học Mark Granovetter cho thấy con người có 58% khả năng có được 1 công việc mới thông qua những mối quan hệ yếu hơn là những mối quan hệ chặt chẽ. Làm thế nào mà những người quen sơ sơ đó có thể có ích cho bạn hơn những người bạn tốt?
Câu trả lời về trực giác đó là chúng ta có nhiều mối quan hệ yếu hơn những mối quan hệ chặt chẽ, vì vậy khả năng những mối quan hệ yếu hữu ích cho chúng ta là cao hơn. Và bằng chứng ủng hộ 1 lời giải thích mạnh mẽ hơn: mặc cho những ý định tốt của họ, những mối quan hệ chặt chẽ có xu hướng đem lại cho chúng ta kiến thức dư thừa. Những mối quan hệ thân thiết nhất của chúng ta có xu hướng quen biết những kiểu người giống nhau và thông tin giống chúng ta. Những mối quan hệ yếu thì ở những nơi khác và họ biết những thứ khác, do đó họ có thể mang lại cho chúng ta những thông tin mới lạ. Hầu hết chúng ta bỏ sót thông tin mới lạ này, mạng lưới bạn bè của chúng ta có đầy những người có những quan điểm giống của chúng ta.
Khi tôi chia sẻ bằng chứng này, mọi người hiểu nó, nhưng họ sợ hành động theo nó. Thuyết phục mọi người xin sự trợ giúp từ những mối quan hệ yếu cũng giống như thuyết phục 1 người đàn ông hỏi đường đi. Thật không thoải mái để thú nhận với những người gần giống-người xa lạ (và bản thân bạn) rằng bạn không có mọi câu trả lời. Ngay cả nếu bạn vượt qua được chướng ngại này, bạn hầu như không biết họ, vì vậy tại sao họ lại sẵn sàng giúp bạn?
Tin tốt là có 1 cách để có được cái bánh và ăn nó. Có 1 kiểu quan hệ thứ 3 kết hợp giữa thông tin mới mà kiểu quan hệ yếu mang lại với sự tin tưởng, thoái mái và quen thuộc của kiểu quan hệ chặt chẽ. Nó được gọi là 1 mối quan hệ tiềm tàng.
Những mối quan hệ tiềm tàng là những người chúng ta từng quen biết. Hãy nghĩ về người mà bạn từng mất liên lạc trong vài năm: 1 người hàng xóm thời thơ ấu, 1 người bạn cùng phòng thời đại học, hoặc 1 đồng nghiệp trong công việc đầu tiên của bạn. Trong nghiên cứu của Daniel Levin, Jorge Walter, và Keith Murnighan, họ hỏi hàng trăm giám đốc điều hành tìm kiếm lời khuyên cho 1 dự án công việc quan trọng từ 2 mối quan hệ tiềm tàng. Khi họ so sánh giá trị của những cuộc nói chuyện xin lời khuyên đó với những mối quan hệ hiện tại, thì những mối quan hệ tiềm tàng thực sự có ích hơn.Các giám đốc điều hành nhận được nhiều giải pháp giá trị hơn, sự giúp đỡ giải quyết vấn đề từ những người họ từng quen biết hơn những người bạn, đồng nghiệp và người quen hiện tại của họ. Tại sao?
Giống như những mối quan hệ yếu, những mối quan hệ tiềm tàng đem lại thông tin mới: trong nhiều năm kể từ khi bạn dừng liên lạc, họ đã kết nối được với những người mới và thu thập được kiến thức mới. Nhưng không giống những mối quan hệ yếu, những mối quan hệ tiềm tàng cũng đem lại những lợi ích của những mối quan hệ chặt. Lịch sử quan hệ và chia sẻ kinh nghiệm làm nó nhanh hơn và thoải mái hơn để kết nối lại, và bạn có thể hy vọng là họ quan tâm đến bạn nhiều hơn những người bạn quen sơ sơ.
Nghiên cứu cho thấy những mối quan hệ tiềm tàng gây bất ngờ cho chúng ta bằng nhiều cách. Khi Levin và cộng sự của ông yêu cầu các giám đốc điều hành sắp xếp 10 mối quan hệ tiềm tàng theo thứ tự từ mối quan hệ giá trị nhất đến ít giá trị nhất, họ đã thất bại. Mối quan hệ tiềm tàng mà họ mong đợi là ít có ích nhất thực sự lại có ích như mối quan hệ được xếp hạng hàng đầu. Khi bạn không gặp những người đó trong 3 hoặc 5 năm thì bạn không thể dự đoán được những ý tưởng mới lạ và những mạng lưới bạn bẽ nào mà họ sẽ có khả năng chia sẻ. Và hóa ra, bạn càng quen họ lâu, thì những mối quan hệ tiềm tàng đó càng trở nên giá trị. Họ từng có nhiều thời gian hơn để gặp gỡ những con người đáng ngạc nhiên và đạt được những thành tựu bất ngờ.
Tất nhiên, thật dễ dàng để kết nối lại với những mối quan hệ tiềm tàng đó nếu bạn từng rộng lượng, hào phóng với họ trong quá khứ. Những nếu bạn từng có hành vi vì lợi ích bản thân trong quá khứ thì những mối quan hệ cũ đó có khả năng sẽ quay lưng lại với bạn. Nhưng nếu bạn từng giúp đỡ họ mà không mong nhận lại, thì họ sẽ dang tay chào đón bạn.
Sau khi biết được quan điểm đó, tôi đã bổ sung thêm 1 nhắc nhở vào cuốn lịch của tôi: kết nối lại với ít nhất 1 mối quan hệ tiềm tàng mỗi tháng. Thay vì xin họ giúp đỡ, tôi đang tìm những cách để giúp họ - đôi khi bằng cách chia sẻ kiến thức, trường hợp khác thì bằng cách giới thiệu. Theo kinh nghiệm của tôi, tái kết nối với những mối quan hệ cũ trở thành 1 nguồn hạnh phúc và ý nghĩa. Giống như phục hồi lại 1 ngôi nhà cũ, nó mang đến cho chúng ta cái cũ và cái mới tốt nhất. Những mối quan hệ tiềm tàng có thể giúp chúng ta tái sinh những đặc điểm ưa thích của cái tôi quá khứ của chúng ta, trong khi đó mở ra những cánh cửa cho cái tôi tương lai mới.
Nguồn: PsychologyToday
[/size]