[justify](Tin tuc) - Sau màn chất vấn 4 Bộ trưởng, Thủ tướng Chính phủ đã đăng đàn tại phiên chất vấn sáng nay, 14/11.[/justify]
“Xin lỗi” cũng cần được giới hạn
Phần chất vấn liên quan đến trách nhiệm của Thủ tướng mà đại biểu Dương Trung Quốc (Đồng Nai) nêu ra đã thu hút sự chú ý của các đại biểu Quốc hội. Đại biểu Dương Trung Quốc đặt vấn đề: Trước kỳ họp, toàn dân đều biết các nhà lãnh đạo cao nhất của Đảng, trong đó có Thủ tướng đã có lời xin lỗi và xin Trung ương Đảng kỷ luật. Còn tại Quốc hội, Thủ tướng chỉ xin lỗi về trách nhiệm chính trị liên quan đến một số tập đoàn Nhà nước vì thế đã có ý kiến cho rằng Thủ tướng “nặng trách nhiệm với Đảng mà nhẹ trách nhiệm với dân?.
Tuy nhiên, ông Quốc cũng cho rằng, dẫu sao việc Thủ tướng có lời xin lỗi trước Quốc hội cũng là một điều đáng ghi nhận vì đây là lần đầu tiên trong lịch sử. Nhưng nhìn ở góc độ khác, việc xin lỗi - một hành vi văn hóa rất đáng khích lệ trong dân - cần được giới hạn trong mối quan hệ giữa bộ máy công quyền với nhân dân.
Đề cập đến văn hóa từ chức, đại biểu Dương Trung Quốc thẳng thắn đề nghị: Phải chăng Thủ tướng nên nhân dịp này thể hiện quyết tâm sửa chữa bằng cách khởi động một cuộc phấn đấu của Chính phủ hướng tới đoạn tuyệt với lời xin lỗi, thay bằng một tập quán phù hợp với xã hội hiện đại là văn hóa từ chức, điều mà các quốc gia tiên tiến vẫn làm?
Trước Quốc hội, người đứng đầu Chính phủ khẳng định, đã nghiêm túc nhìn nhận trách nhiệm chính trị lớn của người đứng đầu Chính phủ về tất cả yếu kém, hạn chế, khuyết điểm của Chính phủ trong lãnh đạo, quản lý điều hành trên các lĩnh vực, trong đó có có việc giám sát, kiểm tra hoạt động của DNNN, tập đoàn, các tổng công ty nhà nước.
Thủ tướng giãi bày: “Đối với tôi, còn 3 ngày nữa tròn 51 năm tôi theo Đảng, hoạt động cách mạng, chịu sự quản lý trực tiếp của Đảng. Trong 51 năm qua, tôi không xin với Đảng cho tôi đảm nhiệm chức vụ này hay chức vụ khác. Tôi cũng không thoái thác hay từ chối bất cứ nhiệm vụ gì mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Là cán bộ, đảng viên, tôi đã nghiêm túc báo cáo với Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương về bản thân mình. Đảng, Ban chấp hành Trung ương đã hiểu rõ về tôi, cả về sức khỏe, thương tật, cả về năng lực, phẩm chất, đạo đức và tâm tư, nguyện vọng của tôi.
Tóm lại, có thể nói, gần suốt cuộc đời tôi theo Đảng, cách mạng, dưới sự hoạt động trực tiếp của Đảng, tôi không chạy, không xin, cũng không thoái thác nhiệm vụ gì mà Đảng, Nhà nước phân công. Tôi sẽ tiếp tục thực hiện nghiêm túc như đã làm trong suốt 51 năm qua”.
Thủy điện sông Tranh: An toàn là mục tiêu hàng đầu
Trả lời câu hỏi của đại biểu Thích Thanh Quyết về vấn đề an toàn của các dự án thủy điện, Thủ tướng khẳng định: Yêu cầu cao nhất là phải đảm bảo an toàn và đảm bảo cho được chủ trương di dân, tái định cư để người dân có cuộc sống tốt hơn, và không tác động xấu đến môi trường sống và đảm bảo hiệu quả phát điện và nghiêm túc đảm bảo các quy định của pháp luật.
Đại biểu Thích Thanh Quyết
Trên tinh thần đó, đã đạt được kết quả tích cực nhưng cũng nảy sinh khiếm khuyết. Chính phủ cũng đã chỉ đạo yêu cầu rà soát nghiêm túc toàn bộ quy hoạch thủy điện xem phù hợp ko? Nếu không đáp ứng các yêu cầu nhất định sẽ loại bỏ khỏi quy hoạch. Cụ thể đối với 2 dự án thủy điện Đồng Nai 6, 6A, mặc dù có tiềm năng lớn nhưng trước khi cấp phép phải thẩm định chặt chẽ, nếu không đạt thì loại bỏ khỏi quy hoạch. Hiện Bộ TN-MT đang đánh giá tác động môi trường để báo cáo lên Chính phủ.
Đối với thủy điện Sông Tranh Thủ tướng cho biết đến nay các chuyên gia chuyên ngành trong nước, cùng 2 công ty tư vấn hàng đầu của Nhật và Thụy Sỹ đều báo cáo đập an toàn. Nhưng để chắc chắn hơn, với mục tiêu đảm bảo an toàn cao nhất, Thủ tướng cho rằng cần duy trì hoạt động như: chưa tích nước vào lòng hồ chứa; giao cho Hội đồng Nghiệm thu nhà nước và các bộ lập tổ công tác thường xuyên túc trực tại thủy điện theo dõi động đất; tranh thủ lắng nghe ý kiến chuyên gia về vấn đề này…