Nghệ thuật - blog 2011-03-23 02:26:59

Trang bị, vũ khí của Người Việt Nam ta trong lịch sử P2 (tiếp)


[size=4]Phần II: Áo giáp[/size]

1. Minh Quang Giáp ( hay còn gọi là Giáp nhà Đường):


Loại giáp này có thể đã đến nước ta từ những năm 600 lúc thành lập nhà Đường và Họ Khúc với họ Dương cũng chính là tiết độ sứ nhà Đường nên giáp này có lẽ đã ảnh hưởng đến Việt Nam đến tận thời Lý.
Giáp này thường chỉ được trang bị cho các Tướng quân hoặc đội Bộ binh hạng nặng hoặc Kỵ binh hạng nặng những cánh quân chính quy nhất.

Dạng giáp này xuất hiện trên các bức tượng Kim Cương thời Lý:


Bộ Giáp này có khả năng là được sử dụng đến cuối thời Trần

2. Dạng Giáp của nhà Tống:

Trong suốt thời Lê Long Đĩnh, ông ta đã học tập theo nhà Tống rất nhiều. Cùng với việc hai lần đánh nhau với quân Tống ở thời Lê Hoàn, và thời Lý Nhân Tông. Ắt hẳn là thu được kha khá loại chiến giáp này:

loại giáp này có lẽ chỉ thông dụng trong tầng lớp quý tộc, và Cấm quân.


3. Giáp Trụ Nhà Nguyên:


Với 3 lần tấn công Đại Việt và đại bại từ năm 1258 đến năm 1285 thì việc thu được các tấm giáp này là có cơ sở:

có lẽ chỉ được sử dụng trong thời Trần và Thời Hồ

4. Giáp nhà Minh:


Suốt 20 năm bị đô hộ bởi nhà Minh từ năm 1408- 1428 thì chuyện cái giáp này rơi vào tay Đại Việt ta không phải là cái gì quá khó hiểu:

cái này ta có thể thấy ảnh hưởng trên tượng của nhà Lê:

Giáp trụ của nhà Minh hậu kỳ:

ảnh hưởng lên giáp trụ của thời Trịnh- Nguyễn phân tranh:


5. Giáp vải:

Giáp này xuất hiện thời nhà Nguyễn, bên trong độn sắt miếng:

6. Giáp da:

Giáp này được đề cập rất nhiều trong sử sách, tuy nhiên chúng ta hoàn toàn không biết hình dạng thật sự của nó ra sao.

Tuy nhiên theo thông tin tôi tìm được vào năm 2010, một anh buôn đồ cổ sống tại Tây Nguyên đã rao bán một cổ vật bộ giáp da làm bằng da sơn dương của người Dân tộc Bana hay Eđê gì đấy với giá 1500 usd:

theo tôi nghĩ thì giáp da việt nam cũng kiêu này nhưng không có cái sừng hai bên

7. Giáp giấy:

Một cái hồi loạn Văn Thân, bọn ta đã bị cái nạn ấy rồi. Bao nhiêu
sách giấy bản là đem ra làm áo giáp hết… Bác không tin lời tôi nói
thì hôm nào thử lấy một mũi mác đâm xem có thể thấu qua được
một cuốn Tính Lý này không. —Nguyễn Tuân—-


trên tấm tranh Đông hồ này:

và tấm này

Để ý là tay áo anh nào cũng không hề tô cùng màu với cái áo anh ta mặc cả. Điều đó chứng tỏ các anh ấy thực ra đang tròng thêm lên người 1 cái áo khoác dài không tay, buộc hông lại bằng 1 sợi vải. Cái áo khoác không tay này, khả năng rất cao chính là giáp giấy.

có lẽ giáp Giấy xuất hiện tầm vào thời điểm xuất hiện Tranh Đông Hồ hoặc trước đó một ít. Kỹ thuật làm Giấy Điệp để làm tranh Đông Hồ cũng nằm trong Kỹ thuật làm Giáp giấy.
Nhiều lớp giấy bồi dán lên nhau, tạo thành 1 cái áo dài, không tay, xẻ ngực. Cái này rất rẻ, dễ chế tạo và chống chém lẫn đâm khá tốt.

Tổng kết lại:

1. Giáp Việt và Trung giống nhau ở giáp các Tướng lĩnh và quân hạng nặng. Tuy nhiên có sự khác biệt trong cách trang trí ví dụ có thêm tua rua, hình ảnh khác biệt, và có thêm hộ tâm giáp ở giữa ngực.

2. Giáp dành cho tướng thì qua từng thời kỳ: Ngô- Đinh- Lê- Lý: ảnh hưởng bởi Minh Quang giáp. Lê- Lý-Trần ảnh hưởng bởi Giáp nhà Tống. Trần- Hồ ảnh hưởng bởi giáp nhà Nguyên. Lê sơ ảnh hưởng bởi giáp nhà Minh thời kỳ đầu. Trịnh Nguyễn phân tranh bị ảnh hưởng bởi giáp cuối Minh, Thanh. Giáp nhà Nguyễn giống Thanh.

3. Lính cận vệ, Lính Cấm vệ cũng được trang bị các loại giáp giống Tướng lĩnh và Quân Hạng nặng, tuy nhiên họa tiết khác nhau.

4. Lính chính quy khác được trang bị giáp da (nhà Tiền Lê…) và hộ tâm phiến

5. Các loại lính địa phương không có trang bị gì đáng kể ngoại trừ Giáp giấy và hộ tâm phiến.

6. việt nam có 4 loại giáp:
a. Giáp dành cho tướng.( có sắt thép trong giáp)
b. Giáp dành cho lính hạng nặng, cấm quân, cận vệ.( có sắt thép trong giáp)
c. Giáp dành cho lính chính quy ( giáp da)
d. Giáp dành cho lính địa phương, và lính nghĩa vụ ( Giáp giấy).
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)