Tin tức - pháp luật 2011-11-25 12:18:39

ai ở bien hòa thì chắc phải biết vụ này


Tiểu thương chợ Tân Hiệp kêu cứu !
28/01/2008 22:55


Chợ Tân Hiệp hiện tại - ảnh: M.Đ - N.H

Hàng trăm tiểu thương chợ Tân Hiệp (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) đang gửi đơn kêu cứu khắp nơi trước chủ trương cải tạo, xây dựng lại ngôi chợ vừa được xây cất 6 năm…


Lãng phí tiền tỉ của dân

Chợ Tân Hiệp nằm ngay ngã tư Tân Hiệp, thuộc P.Tân Hiệp, hiện có hơn 700 tiểu thương đang kinh doanh, trong đó khoảng 650 hộ ký hợp đồng chính thức với Ban quản lý chợ. Đây là một trong những ngôi chợ có hạ tầng kiên cố bậc nhất TP Biên Hòa, được xếp hạng chợ loại 1. Vào năm 1999, chợ được xây dựng bằng hình thức huy động tiểu thương góp vốn, qua việc đóng trước 70% tiền thuê sạp (từ 12 - 20 năm). Nhiều hộ kinh doanh đã phải cầm cố tài sản, vay mượn tiền đóng góp hầu mong có được địa điểm kinh doanh ổn định.

Nhưng chỉ sau khi hoàn thành, đưa vào sử dụng được 6 năm (2000-2006), nhiều hợp đồng thuê sạp mới thực hiện được 1/3 thời gian, thì tỉnh Đồng Nai lại có chủ trương cải tạo, phá chợ hiện tại để giao đất cho một công ty cổ phần ở TP.HCM lập dự án xây dựng Trung tâm thương mại, siêu thị kết hợp với chợ truyền thống (gọi tắt là chợ Tân Hiệp mới). Hiện nay, dự án đang bước vào giai đoạn hoàn tất thủ tục, khởi công xây chợ tạm để di dời tiểu thương vào kinh doanh trong 3 năm chờ xây chợ mới…

Việc thay đổi quy hoạch không chỉ cho thấy tầm nhìn hạn chế trong quy hoạch của địa phương, mà còn gây lãng phí tiền bạc của xã hội. Trước tiên là gần chục tỉ đồng xây dựng chợ Tân Hiệp hiện tại xem như "đổ sông". Kế đến, nhà đầu tư phải bỏ ra gần chục tỉ đồng nữa xây dựng chợ tạm chỉ để buôn bán trong 3 năm; chưa kể hàng tỉ đồng tiền hỗ trợ chi phí chuyển chợ, miễn phí hoa chi, miễn giảm thuế… cho tiểu thương trong quá trình kinh doanh tại chợ tạm.

Đẩy dân vào "thế đã rồi"

Nhưng điều khiến hàng trăm tiểu thương phản ứng quyết liệt, gửi đơn kêu cứu khắp nơi là cách làm thiếu minh bạch của chính quyền địa phương. "Chủ trương quy hoạch xây dựng lại chợ có từ cuối năm 2006, nhưng phải đến tháng 9.2007, khi có một số người đến đo đạc, khoan thăm dò địa chất ở chợ, chúng tôi thấy nghi ngờ nên làm đơn hỏi thì chính quyền mới công khai và đến tháng 10.2007 mới họp tiểu thương, chủ yếu để thông báo chủ trương, chính sách di dời, còn tiếng nói của tiểu thương không được lắng nghe một cách cầu thị" - chị Nhung, kinh doanh ở ki-ốt 21, bức xúc.

Bi kịch hơn có lẽ là hàng chục hộ tiểu thương ở nhà lồng chợ trái cây và hàng ăn uống. Hầu hết họ là người nghèo, trước đây buôn bán di động trong chợ. Giữa năm 2006, nghe Ban quản lý chợ cho xây dựng khu nhà lồng trái cây chủ yếu bằng vốn huy động của tiểu thương, nhiều người đã đi vay mượn tiền để góp, mong có chỗ kinh doanh ổn định. Sạp mới giao được mấy tháng, kinh doanh chưa "ấm chỗ" thì nay lại phải di dời.

Không chỉ hộ kinh doanh trong chợ, nhiều hộ dân khu phố chợ cũng phản ứng quyết liệt việc xây dựng chợ mới. Vào năm 1999, chợ Tân Hiệp được xây dựng trên khu đất hơn 18.820m2, ngoài các khu nhà lồng chợ, còn có hai khu phố chợ với hàng chục lô đất, mặt tiền hướng vào nhà lồng chợ chính. Sau đó, tỉnh Đồng Nai đem bán đấu giá khu phố chợ. Những người trúng đấu giá lúc đó phải trả cao hơn 2-3 lần so với giá sàn tỉnh đưa ra. Theo thiết kế chợ Tân Hiệp mới, nhà lồng chính "ăn" gần chục mét đường nhựa phía trước khu phố chợ, thu hẹp con đường từ hơn chục mét hiện nay chỉ còn hơn 2m và dãy ki-ốt đối diện quay lưng vào khu phố chợ, biến "khu phố chợ" thành "khu hẻm chợ". "Chúng tôi bỏ giá cao khi đấu giá mua đất khu phố chợ là căn cứ vào hạ tầng, quy hoạch tổng thể chợ Tân Hiệp lúc bấy giờ. Nay quy hoạch thay đổi, thu hẹp đường, ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của khu phố chợ nhưng chúng tôi không hề được thông báo trước. Chủ trương cải tạo chợ chúng tôi ủng hộ, nhưng phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân" - ông Nguyễn Tiến Dũng, chủ lô đất A10 khu phố chợ nói.

Cải tạo chợ hay "thôn tính chợ"?

Ông Nguyễn Ngọc Hiếu - Trưởng phòng Thương mại dịch vụ và du lịch TP Biên Hòa, Phó trưởng Ban thường trực Ban chỉ đạo (BCĐ) thực hiện di dời chợ Tân Hiệp - cho biết chợ Tân Hiệp mới có tổng vốn đầu tư 176 tỉ đồng, bao gồm tầng trệt bố trí chợ truyền thống cho các hộ tiểu thương đang kinh doanh; hai tầng trên là siêu thị và các cửa hàng, ki-ốt hiện đại. "Nếu mô hình trung tâm thương mại, siêu thị kết hợp chợ truyền thống thử nghiệm thành công ở Tân Hiệp thì chúng tôi sẽ mở rộng ra nhiều chợ khác trên địa bàn" - ông Hiếu nói.




Đường vào khu phố chợ sẽ bị thu hẹp lại khi chợ Tân Hiệp mới hoàn thành - ảnh: M.Đ - N.H


Ông Nguyễn Ngọc Hiếu khẳng định sau khi chợ mới hoàn thành, tất cả những tiểu thương có hợp đồng thuê sạp, ki-ốt hiện nay sẽ được bố trí trở lại chợ kinh doanh; không tính thời gian kinh doanh tại chợ tạm vào hợp đồng thuê sạp hiện hữu; không thu tiền mặt bằng kinh doanh tại chợ tạm; hỗ trợ di dời từ 100 ngàn đến 1 triệu đồng/điểm kinh doanh, tùy loại sạp và vị trí…

Liên quan đến khu phố chợ, ông Hiếu cho biết nhà đầu tư đã chỉnh sửa mặt ki-ốt dãy đối diện quay về phía khu phố chợ. Riêng con đường phía trước khu phố chợ, ông Hiếu khẳng định không phải chỉ còn hơn 2m như người dân phản ánh, mà trừ lề đường hiện rộng khoảng 5m, phần đường nhựa còn khoảng 4,7m. Tuy nhiên, ông Hiếu cũng cho biết quyết định cuối cùng về con đường này ra sao còn chờ các cơ quan về quy hoạch, PCCC… thẩm định!

Trong khi đó, nhiều tiểu thương cho rằng việc chọn chợ Tân Hiệp làm thí điểm không thuyết phục. Bởi với vị trí quá đẹp, thuận lợi, là điểm giao của nhiều tuyến đường lớn, diện tích khá lớn, nếu có thành công cũng không rút ra được nhiều bài học để áp dụng vào các đơn vị khác. Thậm chí, có người còn nói thẳng cách làm của nhà đầu tư thực chất chỉ là "chiêu" biến chợ thành siêu thị. "Chợ Tân Hiệp hiện được xem là một khu đất vàng của Biên Hòa. Nhiều nhà đầu tư muốn xây dựng siêu thị, nhưng không thể đẩy tiểu thương hiện hữu đi cái rụp, nên phải đi "đường vòng". Tiểu thương chợ truyền thống sẽ khó lòng cạnh tranh được với siêu thị hiện đại, có rất nhiều ưu điểm về nguồn hàng, khuyến mãi… Khi đó, họ chỉ có nước bán sạp và vô hình trung một siêu thị hoành tráng hình thành! Vì thế, nhà đầu tư sẵn sàng chi cả chục tỉ đồng xây chợ tạm, hỗ trợ di dời… để có được khu đất" - một người dân bình luận.




(xin lỗi anh em 3bored3 3bored3)

đm tụi nó chứ ăn cho hộc máu vào rồi h để cho dân chết hết làm quan như thế thì làm cái quái gì chết hết tụi mày đi lũ khốn nạn 3curse3 3curse3


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)