Tin tức - pháp luật 2012-02-01 05:42:10

Bắc Kinh suýt bị hủy diệt bởi vệ tinh


Theo thông tin mới được tiết lộ, thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc suýt nữa đã bị vệ tinh nặng 2,5 tấn hủy diệt.


[justify]Vệ tinh nghiên cứu Rosat của cơ quan không gian Đức được phóng lên cách đây hơn 20 năm. Cuối năm 2011, Rosat “trở về” Trái đất trong điều kiện không thể kiểm soát quỹ đạo, đường bay của nó ban đầu xác định có thể đi vào Bắc Kinh. Đó là “mối nguy hiểm cận kề,” nó sẽ đánh vào Bắc Kinh ở tốc độ gần 134,11m/giây, đại diện cơ quan không gian Châu Âu cho biết.

Vệ tinh khi rơi xuống tầng khí quyển ở tốc độ cao, nhưng do ma sát với không khí làm chậm tốc độ đồng thời “xé” Rosat thành nhiều mảnh.

Dù vậy, những mảnh vỡ cũng có thể phá hủy tòa nhà, cầu đường hoặc nguy hiểm hơn là rơi xuống khu vực chứa nhiên liệu. Dù thế nào, thì thành phố 20 triệu dân phải đối mặt với hậu quả khủng khiếp.

“Bắc Kinh nằm trên quỹ đạo bay cuối,” ông Manfred Warhaut – đại diện trung tâm không gian Châu Âu tại Đức nói.

“Tính toán của chúng tôi cho thấy rằng, nếu Rosat trở về mặt đất thì chỉ cần 7-10 phút nó sẽ có mặt ở Bắc Kinh, ông Heiner Klinkrad – lãnh đạo nhóm phụ trách rác thải vũ trụ (cơ quan không gian Châu Âu) cho biết.[/justify]

[justify]Minh họa đường bay của vệ tinh Rosat, khi đi vào tầng khí quyển Rosat có thể chỉ mất 6-7 phút đánh vào Bắc Kinh. Nhưng may mắn là điều này không xảy ra.[/justify]

[justify]Tất nhiên, rất may là điều này đã không xảy ra. Ngày 23/10/2011, những mảnh vỡ của Rosat rơi xuống vịnh Bengal và không gây ra bất kỳ thiệt hại nào.

Vệ tinh này thuộc sở hữu cơ quan không gian Đức, được phóng lên quỹ đạo ngày 1/6/1990 bằng tên lửa đẩy Delta II tại mũi Canaveral (Mỹ). Rosat có nhiệm vụ nghiên cứu nguồn bức xạ tia X.

Nhiệm vụ này hoàn thành sau 18 tháng, Rosat tiếp tục truyền dữ liệu về hố đen và quan sát các dải ngân hà thêm 9 năm nữa trước khi ngừng hoạt động hoàn toàn, trôi nổi trên không gian cho tới ngày "trở lại" Trái đất.

Hiện, xung quanh trái đất có tới hàng nghìn vệ tinh và không ít trong số đó “bay tự do” và có thể trở thành “thiên thạch nhân tạo” tiềm ẩn hậu quả lớn.

Tuy nhiên, các vệ tinh hiện đại ngày nay đã ứng dụng tiêu chuẩn mới để kiểm soát quỹ đạo vệ tinh khi về Trái đất. Liên minh châu Âu (EU) cũng đang tài trợ dự án ở Đức xây dựng hệ thống phòng thủ bảo vệ Trái đất từ các tiểu hành tinh hoặc chính từ vệ tinh của con người.[/justify]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)