[size=2]Đó chỉ là một trong nhiều chuyện đau lòng tại Bệnh viện (BV) đa khoa khu vực Phú Phong (H.Tây Sơn, Bình Định).[/size]
[size=2]Ngôi nhà của ông Lê Hoành (64 tuổi, ở thôn Thượng Sơn, xã Thái Thuận, H.Tây Sơn, Bình Định) thỉnh thoảng lại có tiếng trẻ con khóc ré đòi mẹ. Vợ ông, bà Võ Thị Sơn (63 tuổi) mò mẫm đi pha sữa cho đứa cháu ngoại mới hơn 3 tháng tuổi. Con gái ông, chị Lê Thị Mỹ Nhung vừa tử vong tại BV Phú Phong vào cuối tháng 10.2011. Sau một tuần sinh mổ về nhà, chị Nhung bị ho, khó thở nên quay lại BV cấp cứu. Các bác sĩ nhận định viêm nhẹ rồi cho điều trị viêm họng. 8 giờ sau, bệnh nhân bị trào nước lên miệng khi đang truyền dịch rồi tử vong với chẩn đoán phù phổi cấp.[/size]
[size=2] Bé Ngọc Khuê 8 tháng tuổi nhưng không nhận biết được gì - Ảnh: Trần Thị Duyên[/size] |
[size=2]Năm 2007, sản phụ Trưng Thị Bích Ngọc (ở xã Tây Giang, H.Tây Sơn) cũng phải chết đau đớn tại BV này sau hai lần lên bàn mổ trong một ngày. Vụ việc có thể đã bị bưng bít nếu ông Trưng Quốc Khoa (51 tuổi) cha của chị Ngọc không ra tận Bộ Y tế khiếu kiện.[/size]
[size=2]Ông Dương Văn Hóa, Phó giám đốc BV Phú Phong, cho biết: “Những thiếu sót mà BV mắc phải chỉ là do xui rủi trong nghề nghiệp, và chỉ có thể lấy đó làm kinh nghiệm, kiểm điểm. Các trường hợp vừa nêu, chúng tôi cũng đã hoặc đang dàn xếp với người nhà, không nên đưa lên báo làm gì. Cả BV hiện tại chỉ có một bác sĩ sản khoa Quách Thị Thanh Tâm, năm rồi mổ 538 trường hợp. Nếu bây giờ cho bác sĩ này nghỉ việc vì những thiếu sót trên thì còn ai làm đây?”. T.T.D[/size]
[size=2]Xử lý bằng kiểm điểm[/size]
[size=2]Cách đây ít lâu, tại Trung tâm y tế H.Phù Mỹ (Bình Định) cũng xảy ra cái chết của cháu Huỳnh Thị Thanh Hằng (xã Mỹ Chánh, H.Phù Mỹ). Chỉ sau 8 tiếng nhập viện với chẩn đoán viêm họng, Hằng tử vong với kết luận cuối cùng là phù phổi cấp. Tuy nhiên, những sai phạm nghiêm trọng này chỉ được xử lý “kiểm điểm, khiển trách trước Sở y tế” và “rút kinh nghiệm”[/size]