[justify] [/justify]
[justify]Sau khi kết hôn, Nga về sống với bố mẹ chồng. Cũng như nhiều chị em khác, 8 năm làm dâu, Nga và mẹ chồng xảy ra rất nhiều mâu thuẫn. Có thể nói cuộc chiến giữa Nga và mẹ chồng vừa âm thầm, vừa công khai và rất dai dẳng. Nghĩ mẹ chồng không vừa mắt với mình và mình cũng chẳng hài lòng cho lắm về bà nên Nga đã chọn cách im lặng, hạn chế xung đột với mẹ chồng, hy vọng sẽ yên ấm cửa nhà.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Mẹ chồng Nga rất kỹ và khó tính, bất kể việc gì cô làm, từ rửa bát, nấu cơm, dọn dẹp nhà cửa, giặt quần áo,… bà đều không hài lòng, lúc nào cũng bĩu môi chê bai: “Mẹ thấy con làm ăn cẩu thả lắm, rửa bát thì vẫn còn nguyên dầu mỡ, nhà cửa lau dọn thì vẫn còn đầy tóc dưới sàn nhà, bếp núc thì lúc nào cũng bừa bộn, quần áo giặt thế nào mà cái thì nhăn nheo, cái thì còn nguyên vết bẩn…”. Không chỉ nói với chồng và bố chồng, bà còn nói xấu Nga với cả họ hàng, thậm chí cả hàng xóm.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hồi sinh con, mẹ chồng không hề giúp Nga trong việc trông cháu. Trong khi đó, bên ngoại nhà Nga lại rất neo người nên bà ngoại cũng không thể sang chăm cháu. Nga ngày đêm một mình vật lộn với việc chăm con, do mới sinh đứa đầu nên chưa có kinh nghiệm, nhiều lúc nghĩ tủi thân đến phát khóc.[/justify]
Hồi sinh con, mẹ chồng không hề giúp Nga trong việc trông cháu. Trong khi đó, bên ngoại nhà Nga lại rất neo người nên bà ngoại cũng không thể sang chăm cháu. (ảnh minh họa)
[justify] [/justify]
[justify]Hết thời gian nghỉ đẻ, vợ chồng Nga nhờ mẹ trông giúp con để đi làm, miễn cưỡng lắm bà mới đồng ý. Hôm sau, mới gửi con được 30 phút để chuẩn bị đi làm, mẹ chồng Nga đã kêu mệt rồi ngất đi. Sau hôm đó, Nga không dám nhờ mẹ chồng trông cháu giúp nữa. Biết mẹ chồng không thích nhưng cô vẫn hỏi: “Mẹ cho phép vợ chồng con thuê người trông cháu để con đi làm”. Mẹ chồng quát lại: “Cô là ai mà có quyền ra lệnh, quyết định trong cái nhà này? Cô thích thuê thì chuyển ra ngoài mà ở”. Chồng Nga ngồi nhưng cũng không dám nói câu nào nên cô đành “ngậm bồ hòn làm ngọt”. Không còn cách nào khác, Nga đành xin nghỉ thêm một thời gian chờ con cứng cáp rồi sẽ đi gửi trẻ.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Hàng tháng, chồng đưa cho Nga đâu có nhiều, chỉ 5- 6 triệu đồng để lo nội trợ, ăn uống cho cả nhà, lo cho con. Nếu không khéo chi, thậm chí còn không đủ trong thời buổi giá đắt đỏ thế này. Hồi mới về làm dâu, bà bắt Nga phải lo việc nội trợ, nhưng bây giờ, sợ Nga lén lút “lập quỹ đen” rồi đem về cho nhà ngoại, lại muốn quản lý chi tiêu trong gia đình nên mẹ chồng quay ra nhận đi chợ. Tính bà tiết kiệm nên bữa cơm quay đi quẩn lại cũng chỉ mấy món trứng luộc, đậu phụ, lạc rang, họa hoằn lắm mới có hôm được ăn thịt, cá…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Chồng Nga làm ra khá nhiều tiền, hàng tháng vẫn gửi bà đều đặn tiền sinh hoạt nhưng bà lại thích đánh giá thu nhập của con dâu và cho rằng lương chả đủ ăn sáng với xăng xe như thế là ăn hại chồng, báo cô nhà bà. Gặp ai bà cũng thì thào than khổ, phải mua cho cháu từ cái tã, cái băng rốn trở đi, phục vụ hầu hạ con dâu còn hơn mẹ già…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Sống chung với lũ nhiều cũng phải quen. Dù ấm ức nhưng Nga vẫn phải nhẫn nhịn, nuốt căm hờn mà sống. Đa số những lần xích mích, Nga tâm niệm là thôi, toàn chuyện nhỏ nhặt, nhịn đi cho yên cửa nhà. Nhưng quả thực, bà càng ngày càng lấn tới. Sự không biết điều của mẹ chồng khiến Nga như "con giun xéo lắm cũng quằn" và dẫn đến những hậu quả tai hại.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Có hôm, Nga đang dọn dẹp nhà cửa, bà cứ đứng một bên cằn nhằn, săm soi, chê bai nào là con dâu lười biếng, ở bẩn, chậm chạp, chẳng được việc gì ra việc gì. Vừa đi làm về đã phải lao vào cơm nước, dọn dẹp, mẹ chồng lại cứ cằn nhằn, không kiềm chế được, Nga to tiếng: “Con đã cố gắng làm hết sức có thể rồi. Con còn phải đi làm, chăm sóc con cái, lại phải lo toàn bộ việc nhà mà không có ai giúp gì cả. Con muốn thuê người giúp việc thì mẹ lại nói là không thích có người lạ trong nhà. Con có tới “9 đầu, 6 tay” cũng không cáng đáng nổi. Mẹ ở nhà rỗi, nếu giúp được việc gì thì con cảm ơn…”.[/justify]
Có hôm, vừa đi làm về tới cổng, mẹ chồng đã chạy ra nói xơi xơi vào mặt Nga: “Cô làm mất một cái cốc tôi mới mua hôm qua phải không? (ảnh minh họa)
[justify] [/justify]
[justify]Vậy là bà la toáng lên gọi con trai và bố chồng ra nói: "Ông và con ông xem đi, có đời thuở nhà ai, con dâu cãi mẹ chống cứ nhem nhẻm thế không?. Sao số tôi lại khổ thế này cơ chứ". Chồng Nga sau khi nghe chuyện đã tuyên bố: "Em như thế là không được, là láo, bố mẹ có nói gì, làm gì sai thì anh cũng cấm em hé răng cãi nửa lời". Nga biết chồng mình lúc nào chẳng bố mẹ là nhất, có bao giờ chồng hiểu mình mệt mỏi, căng thẳng với mẹ chồng thế nào đâuSau lần đó, quan hệ giữa Nga và mẹ chồng ngày càng “xuống cấp”. Người duy nhất có thể dung hòa mối quan hệ này là anh Trung – chồng Nga thì cô cũng không hy vọng gì. Qua một thời gian sống chung, Nga thấy chồng mình quá nhu nhược, bố mẹ nói gì anh răm rắp nghe lời bất kể đúng hay sai, không bao giờ dám có ý kiến về việc gì. Chuyện dọn ra ngoài ở thì càng không thể, vì có lần Nga đã đề cập nhưng chồng cô nói: “Anh không bao giờ chuyển ra khỏi nhà. Nếu em cảm thấy không ở được thì chúng ta ly hôn, rồi em muốn đi đâu thì đi”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Không hiểu sao, thời gian gần đây, mẹ chồng nghĩ ra chiêu hành hạ Nga “rất độc” như: Thi thoảng bà cố ý làm mất một cái cốc, cái rổ, cái giá, gói tăm, cát đĩa… rồi bắt Nga phải tự nhận mình là “thủ phạm” làm mất hoặc lấy mấy.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Có hôm, vừa đi làm về tới cổng, mẹ chồng đã chạy ra nói xơi xơi vào mặt Nga: “Cô làm mất một cái cốc tôi mới mua hôm qua phải không? Chỉ có cô hôm qua rửa xong rồi cất đi, sao hôm nay lại không còn. Không cô lấy thì ai lấy?”. Hôm khác, khi cả nhà ăn tối xong, tìm gói tăm mãi không thấy, mẹ chồng lại nói kiểu cạnh khóe: “Có gói tăm mà cũng bị lấy mất, đúng là một m2 có mấy thằng ăn trộm”. Cứ liên tục như vậy, thi thoảng bà lại cố ý làm mất đồ gì đó để gây sự với Nga.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đỉnh điểm là hôm qua, khi mới ở bệnh viện chăm mẹ đẻ bị ốm về, vừa định nằm nghỉ thì mẹ chồng đạp cửa xông vào và chửi ầm ĩ: “Ai dạy mày cái thói ăn cắp vặt thế. Cái đĩa tao mới mua, cái bát tao mới sắm, cứ thấy ưng mắt là mày lại lấy trôm rồi dấm dúi mang về nhà mẹ mày à? Thấy mẹ chồng quá vô lý, Nga nói lại: “Cả ngày hôm qua con ở bệnh viện chăm mẹ con, con lấy vào lúc nào, mẹ đừng có vu oan cho con, mẹ hỏi mọi người trong nhà xem”. Mẹ chồng Nga chu chéo: “Đồ con dâu mất dạy, rõ ràng là mày lấy, bây giờ mày còn định đổi cho chồng và bố chồng mày à. Bố mẹ mày đúng là không biết dạy dỗ con cái để nhà tao phải chịu khổ…”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Đang mệt mỏi rã rời lại còn phải điếc tai nghe mẹ chồng chửi, uất ức lắm nhưng Nga vẫn tự nhủ phải cố nhịn. Nhưng lúc nghe bà lôi mẹ mình ra, Nga không nhịn được nữa đã cãi lại: “Mẹ thật quá đáng, con đã bảo không lấy là không lấy, sao mẹ cứ đặt điều cho con. Mẹ muốn nói gì con thì nói, đừng bao giờ lôi bố mẹ con ra mà sỉ nhục. Mẹ mà thích thì mai con mua đền cả đống”.[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Vừa dứt lời, mẹ chồng Nga la ầm lên rồi xông vào túm tóc, tát cô mấy cái liên tiếp, vừa tát vừa liên tục chửi đồ con dâu mất dạy, nhà tao đen đủi mới vớ phải loại con dâu vừa ăn bám, vừa ăn cắp, vừa hỗn láo như mày. Vừa đau lại sẵn cơn ức bị dồn nén bấy lâu, Nga mất hết lý trí, cô cũng túm tóc mẹ chồng kéo xuống rồi đẩy bà ra. Chồng Nga vừa đi làm về thấy cảnh tượng đó liền chạy vào can ngăn. Lẽ tất nhiên, anh sẽ bênh mẹ mình. Còn Nga, chưa kịp định thần thì đã bị chồng giáng một loạt bạt tai đau điếng, anh còn chửi cô là đồ con dâu láo toét, hỗn xược và quát: "Cô cút ra khỏi nhà tôi ngay, nhà tôi không cần loại con dâu như cô".[/justify]
[justify] [/justify]
[justify]Quá tủi nhục, đau đớn, Nga lao ra khỏi nhà. Cô không dám về nhà bố mẹ đẻ vì nếu nhìn thấy Nga trong bộ dạng tàn tạ thế này, bố mẹ cô sẽ rất lo lắng và đau lòng. Nga biết mình vừa gây ra tai họa lớn, không còn cách nào cứu vãn và ly hôn chỉ là việc sớm hay muộn. Nga sợ, một ngày nào đó, nếu như con hỏi: Mẹ ơi ba đi đâu rồi? cô sẽ không biết trả lời thế nào!?./.[/justify]