Tin tức - pháp luật 2012-07-04 01:27:54

Buôn người - tội ác, bi kịch từ chính đồng loại


Góc nhìn toàn cầu về vấn nạn nóng bỏng này…

[justify]Nạn nhân của hình thức “thương mại” này chủ yếu là phụ nữ và trẻ em. Đây được coi là nguồn thu chính của các tay buôn người, nạn nhân sẽ bị bóc lột sức lao động hoặc ép làm nô lệ tình dục. [/justify]
[justify]Đáng buồn ở chỗ kẻ reo rắc hiểm họa này lại chính là một số người xấu lợi dụng cảnh ngộ nghèo khó, thiếu hiểu biết để xô đẩy đồng loại mình vào kiếp làm mướn, nô lệ tình dục. Hoạt động này diễn ra ngày một phức tạp, đặc biệt tại các điểm nóng thuộc châu Phi, châu Á.


[justify]
Từ năm 14 tuổi, các bé gái ở thủ đô Ouagadougou (Burkina Faso) đã phải bán thân làm nô lệ tình dục để trả nợ cho những tay buôn người của nhà thổ Mercy. Ở đây, hoạt động này diễn ra một cách hoàn toàn công khai.[/justify]



[justify]
Chị Juliette (45 tuổi) trở thành nạn nhân và buộc phải làm việc ở Mercy đã được 6 năm. Ánh mắt người phụ nữ ấy buồn thảm, luôn hướng về quê nhà Benin (Nigeria) - nơi 4 đứa con của chị đang sống nhờ vào đồng lương ít ỏi mà mẹ chúng gửi về.[/justify]



[justify]
Tại Mercy, những người phụ nữ bán thân phải làm việc 7 đêm/tuần và phải trả 2.000 CFA (khoảng 90.000VNĐ)/ngày để thuê căn phòng để ở. Số tiền mà họ kiếm được sau mỗi lần “đi khách” chỉ là vỏn vẹn 5.000 CFA (khoảng 200.000 VNĐ).[/justify]



[justify]
Ở châu Phi, trước khi bị đem bán cho những nhà chứa, phụ nữ được đưa tới nhà của Juju - những tên phù thủy hiện đại. Ở đây, nạn nhân sẽ phải thề tuyệt đối trung thành với những tay buôn người nếu không họ và gia đình sẽ gặp phải nhiều điều tà phép tồi tệ và kinh khủng.[/justify]



[justify]
Với mỗi chuyến buôn người từ Nigeria, những tay buôn người sẽ nhận được số tiền 250.000 CFA (khoảng 10 triệu VNĐ) cho mỗi người "buôn" được. Đó cũng chính là lý do mà “ngành công nghiệp” này lại hấp dẫn tới vậy tại châu lục nghèo nhất thế giới.[/justify]



[justify]
Hai nạn nhân Shakira (18 tuổi) và Mercy (15 tuổi) đều đến từ Agbor, Nigeria. Những thiếu nữ này đã nhẹ dạ cả tin khi nộp tiền lệ phí và mong chờ ngày được xuất khẩu lao động sang Mỹ. Thật trớ trêu, sau này họ mới nhận ra mình đã bị bán tới Ouagadougou và bị ép làm việc để trả nợ cho những kẻ xấu xa.[/justify]



[justify]
Tuy nhiên, số phận đã không quay lưng lại với hai cô gái trẻ. Họ may mắn được các tổ chức nhân đạo cứu thoát và hiện giờ đang theo học một lớp tình thương. Lớp học này do Patrick Baudin - một nhà hảo tâm mở ra nhằm giúp những người đồng cảnh ngộ như Shakira và Mercy sớm vượt qua nỗi đau và hòa nhập với cuộc sống.[/justify]



[justify]
Hoạt động buôn người, nhất là buôn bán tình dục phụ nữ và trẻ em ngày một tinh vi. Không chỉ dừng lại tại một số quốc gia mà nó đã phát triển thành một hệ thống mạng lưới dày đặc xuyên lục địa, từ châu Phi tới châu Á.[/justify]



[justify]
Hiện tại, châu Âu cũng đang đứng trước thử thách về nạn buôn bán phụ nữ. Một điều kì lạ là nạn buôn bán tình dục, gái mại dâm đặc biệt rộ lên trong thời gian diễn ra các giải đấu thể thao lớn như Euro, World Cup…[/justify]



[justify]
Năm 2011, ở Trung Quốc thống kê được có tới 24.000 người là nạn nhân của vấn nạn buôn người, trẻ em chiếm 1/3 trong số đó. Cùng năm đó, cảnh sát Trung Quốc đã triệt phá tới 3.200 băng nhóm buôn bán phụ nữ và trẻ em qua biên giới.[/justify]



[justify]
Theo thống kê của các nhà chức trách, trong số những trẻ em được cứu, có một số lượng không nhỏ là người Việt Nam. Các em sống tại các tỉnh biên giới và hầu hết bị đưa sang Trung Quốc tới tỉnh Quảng Tây và Quảng Đông.[/justify]



[justify]
Chân dung chị T.T.H - một phụ nữ Việt Nam ngay bị lừa bán sang Trung Quốc bởi một người hàng xóm. Trước khi được giải cứu, chị đã bị ép ở "địa ngục trần gian" và phải bán dâm trong 15 năm. Chị được coi là đại diện tiêu biểu cho các nạn nhân xấu số chống lại hoạt động tội ác buôn người qua biên giới.[/justify]



[justify]
Trên thế giới, Thái Lan và Canada là những nước đi đầu trong phong trào chống lại vấn nạn buôn người. Năm 2011, Việt Nam cũng có những hành động tích cực khi ban hành bộ luật về chống hoạt động buôn bán người dưới mọi hình thức.[/justify]















[/justify]

Ngày 17/11/2010, Thiếu tướng Cao Minh Nhạn, Phó Tổng cục trưởng Tổng Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm Bộ Công an cho hay, đường dây nóng nhằm tiếp nhận thông tin chống nạn mua bán người xuyên biên giới đã được thiết lập. Theo đó, mọi người dân trong và ngoài nước có thể gọi điện trực tiếp đến số điện thoại 069.37077 để cung cấp thông tin liên quan đến mỗi vụ việc về buôn người. Ngoài ra, người dân và các nạn nhân còn có thể gửi thông tin và hình ảnh đến email: [email protected].


Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)