Tin tức - pháp luật 2014-01-26 04:25:26

Các ông đồ phải trả 5 triệu đồng cho 1 ki ốt kèm theo thẻ hoạt động, đúng là khốn nạn mà...


[size=7]Bây giờ đến ông đồ cho chữ mà cũng bắt bẻ làm tiền cho được..[/size]

[size=7]Ông đồ “rình” công an để cho chữ và bỏ chạy[/size]
 

[size=6]“Có những khi đang viết chữ cho khách nhưng thấy công an đến, các ông đồ lại vội vàng thu dọn đồ nghề và cả bức thư pháp chưa ráo mực để chạy. Có hôm chạy, còn bị rơi mực viết, nhìn mà tiếc”, ông đồ tên Tuấn tâm sự.[/size]
“Mỗi năm hoa đào nở/ Lại thấy ông đồ già/ Bày mực tàu, giấy đỏ/ Bên phố đông người qua…”. Hình ảnh ông đồ cho chữ trong những ngày tết xuân đã trở thành truyền thống lâu đời của người Việt. Xưa kia, nét đẹp của ông đồ đã đi vào thơ ca, kỳ họa. Một ông đồ, một nghiêng bút, một giấy đỏ và một góc ngồi ven phố đã tạo nên hình ảnh rất đỗi giản dị nhưng thanh cao. Tuy nhiên, trong tết xuân Giáp Ngọ 2014, nhiều ông đồ trên phố Văn Miếu “dở khóc, dở cười” khi phải thường trực “rình” lực lượng công an để cho chữ và bỏ chạy khi bị “chỉ tay”.
Tình trạng này bắt nguồn từ quyết định “bất ngờ” của Sở VHTT&DL Hà Nội buộc các ông đồ di chuyển vào khu vực hồ Văn trong quần thể di tích Văn Miếu – Quốc Tử Giám. Tuy nhiên, một điều bất cập là có gần 200 ông đồ cho chữ nhưng trong khu quy hoạch chỗ chỉ đủ cho 70 ông đồ. Việc “thi tuyển” các ông đồ vào trong các ki ốt được tính bằng 5 triệu đồng kèm theo tấm thẻ hoạt động.

Ông đồ “rình” công an để cho chữ và bỏ chạy.
Những năm trước, cứ vào cuối tháng Chạp là “phố ông đồ” lại nhộn nhịp, tấp nập cảnh “con xin, thầy cho chữ”. Cả phố trải đầy mực tàu, giấy đỏ và các dòng chữ thư pháp uốn lượn đến mê hồn. Tiếng cười nói, xin – cho chữ tết xuân càng khiến con người ta rạo rực với những hy vọng trong năm mới. Thế nhưng năm nay, thay vào hình ảnh đó là không khí ảm đạm, vắng lặng buồn thiu trong khu hồ Văn (nơi được quy hoạch cho các ông đồ ngồi cho chữ - PV). Hay, cảnh nhốn nháo, xác xơ nơi “phố ông đồ” ngày xưa mỗi khi bị công an và lực lượng trật tự đến dẹp.
Trao đổi với PV, ông Trương Minh Tiến (Phó Giám đốc Sở VHTT&DL Hà Nội) cho biết: “Phố ông đồ tự phát không đảm bảo an ninh trật tự, gây ách tắc giao thông, chất lượng ông đồ không được kiểm soát, giá cả bị thương mại hóa, việc đóng đinh, căng lều bạt gây mất mỹ quan…" .
“Sau khi được vận động, ông đồ nào còn cố tình làm sai quy định hoạt động ở vỉa hè, sẽ cưỡng chế dừng hoạt động. Những ai chưa có chỗ hoạt động trong Văn Miếu có thể đăng ký thêm với ban tổ chức để được cấp thẻ. Nếu số lượng quá tải, ban tổ chức có thể phân chia ngày hoạt động theo chẵn, lẻ để các ông đồ đều được tham gia viết chữ trong Tết này", ông Tiến cho biết thêm.

 
Đôi khi, vì tránh công an nên các ông đồ không dám đưa ra giấy đỏ, mực.
Thế nhưng, không phải ông đồ nào cũng có “chỗ” trong khu quy hoạch của Ban tổ chức, bởi vậy mà mặc dù có lệnh cấm nhưng vẫn còn những ông đồ “di động” ngồi cho chữ bên vỉa hè Văn Miếu. Họ muốn tìm cái thẻ ra vào đã khó huống gì đợi để được thay phiên nhau vào trong khu quy hoạch viết và cho chữ.
Một ông đồ tên Dũng (Hà Nội) bùi ngùi: “Mọi năm, tầm này là không khí Tết tràn về trên khắp con phố này bởi cảnh phố ông đồ nhộn nhịp cho chữ, năm nay có lệnh cấm ngồi vỉa hè nên tất cả đều xáo trộn. Người có chỗ trong khu hồ Văn thì kêu chán vì không có khách vào, người không có chỗ vẫn ngồi vỉa hè thì tủi phận vì phải vừa làm vừa “canh” công an”.
“Có những khi đang viết chữ cho khách nhưng thấy công an đến, các ông đồ lại vội vàng thu dọn đồ nghề và cả bức thư pháp chưa ráo mực để chạy. Có hôm chạy, còn bị rơi mực viết, nhìn mà tiếc”, ông đồ tên Tuấn tâm sự.

Ông đồ vẫn miệt mài viết thư pháp và cho chữ.
Theo quan sát của PV, nơi Ban tổ chức dựng lên cho các ông đồ ngồi là một khu gồm hơn 30 nhà khung sắt, mái vải với bàn ghế. Những ông đồ này đều được “chọn lọc” và cấp thẻ hoạt động. Giá bán chữ cũng được niêm yết rõ ràng, tránh tình trạng "chặt chém", vòi vĩnh khách hàng. Xe của người dân đến "Phố ông Đồ" được đưa vào các điểm trông giữ…Đặc biệt, mỗi ki ốt chỉ rộng chừng hơn 1m2 và các ông đồ phải thuê với giá 5 triệu đồng.
Cho chữ vốn là một nét đẹp văn hóa dân gian, người xin và người cho đều muốn được “tùy duyên”. Nếu tâm đầu ý hợp thì các ông đồ còn sẵn sàng tặng chữ cho khách chứ không lấy tiền. Vậy mà, từ khi vào khu quy hoạch hồ Văn, ai ai cũng đều có cảm giác như vào chợ ngồi buôn bán.

"Phố ông đồ" ven Văn Miếu vẫn được nhiều người ưa thích và đến xin chữ.
Chị Thu Hằng (Hoàn Kiếm – Hà Nội) chia sẻ: “Tết xuân năm nào, tôi cũng đến ven đường Văn Miếu để xin chữ cầu an, cầu phúc. Năm nay thì phải vào trong hồ Văn để xin chữ, cảm giác thấy nhạt mờ và không có không khí tết, thấy gò bó lắm. Ở ngoài kia (ven đường Văn Miếu – PV) khi xin chữ còn được nói chuyện thoải mái với ông đồ, ngắm kỹ đường nét viết của ông”.
Cụ Nguyễn Hoàng Giang (95 tuổi) - một người dân sống ở khu Văn Miếu đã mấy chục năm nay cho biết: “Phố ông đồ là một nét đẹp hiếm có của chúng ta, nếu không có phố ông đồ, thì tức là không có Tết. Bởi họ không chỉ cho chữ cầu may, mà còn đem không khí Tết đến với mọi người. Giá mà ban tổ chức có quy hoạch hợp lý hơn thì có lẽ nét đẹp này sẽ mãi được giữ gìn”.

Trong khi đó, khu quy hoạch ông đồ ảm đạm, vắng teo.
Phố ông đồ tự phát ở vỉa hè Văn Miếu là nơi trò chuyện của những người yêu thư pháp, đam mê văn chương. Người đến xin chữ không chỉ trong chớp nhoáng, mà còn ngồi tỉ tê, tâm sự, trò chuyện để nghe các ông đồ tư vấn nên xin chữ gì, chữ gì sẽ đem lại may mắn, tài lộc… Vậy mà giờ đây, có những khi sợ công an đến bất chợt, nhiều ông đồ còn không dám mang theo tất cả đồ nghề, họ giảm thiểu đồ tới mức tối đa để khi bị đuổi thì vơ hết, chạy cho nhanh. Và chắc hẳn họ cũng không thể toàn tâm toàn ý để ngồi trò chuyện, tư vấn cho khách bởi còn phải vừa làm vừa để ý công an. Những hình ảnh ấy khiến nhiều người không khỏi xót xa. Có lẽ, tết xuân năm nay trên phố ông đồ chỉ còn là: “Giấy đỏ không buồn thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu…”.

Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)