[justify]Khi được nhận vào làm, các cô gái phải ký cam kết làm việc sáu tháng mới được nghỉ phép một lần, nếu vi phạm bồi thường 24 triệu đồng. Họ phải làm việc từ 9g sáng hôm trước đến 1g sáng hôm sau, hết giờ làm bị giam lỏng tại nhà Trí. Họ bị buộc phải kích dục khách. Ai bị khách phàn nàn phục vụ không tốt hoặc bỏ trốn là bị đàn em của Trí đánh đập, phạt tiền, phạt làm vệ sinh…[/justify]
[justify] [/justify]
[justify][/justify]
Khi bị dẫn giải ra xe tù, các bị cáo còn tươi cười
Bị bóc lột sức lao động, bị chà đạp thể xác, ô nhục tinh thần nên nhiều người bỏ trốn và tố cáo với công an. Ngày 6-12-2008, Công an TP.HCM tiến hành kiểm tra cơ sở Tân Hoàng Phát, giải thoát 65 nữ nhân viên bị giam lỏng tại đây. Nô lệ kiểu mới Sau những tháng ngày đen tối đó, T. bị khủng hoảng tinh thần suốt một năm dài, không chịu ra ngoài tiếp xúc với ai, đêm nằm cứ gặp ác mộng khiến bà L. phải ngủ chung để trấn an tinh thần con mình. Nhiều đêm nghe con thảng thốt mớ: “Trời ơi! Đừng mà.. tha cho tôi…”, nước mắt người mẹ lăn dài trong đêm. Những cô gái bị hại trình bày tại tòa trong nước mắt. Chị T.T.L.Đ. nói: “Tôi làm bốn năm, thời gian đầu có tiền gửi về. Lương trả mỗi tháng 500.000 đồng. Tiền “bo” hưởng 90%, mỗi tháng cũng được khoảng 10 triệu đồng. Toàn bộ số tiền công ty giữ. Công ty quy định xin nghỉ phép phải có người bảo lãnh đưa 15-50 triệu đồng. Nghỉ luôn phải nộp 15-30 triệu đồng”. Đ. cho biết: Tiếp viên bị buộc phải kích dục khách. Nếu không để cho khách sờ mó, không cho khách quan hệ tình dục… thì khách sẽ mắng vốn, lúc đó sẽ bị trừ tiền, bị cấm đi “tua” một tuần, bị phạt vệ sinh nhà cửa. Tiếp viên nào lỡ để mang thai sẽ bị đem ra đánh trước toàn thể nhân viên, rồi phải nộp phạt 20 triệu đồng. Có lần cơ sở yêu cầu thử thai, phát hiện chị Đ. có thai. Trí tát vào mặt Đ. rồi cho gọi khoảng 80 nhân viên để chứng kiến cảnh các nam quản lý kỷ luật chị Đ.. Những cú đánh, cái tát như trời giáng khiến Đ. té đập đầu vào sàn gỗ. Đ. còn bị phạt 20 triệu đồng và tịch thu toàn bộ nữ trang khoảng 3 chỉ vàng. Sau khi phá thai, chị bị cấm đi “tua” và phải làm vệ sinh nhà cửa. Bị hại N.T.K. nói nhiều lần chị định bỏ trốn, tuy nhiên không biết trốn bằng cách nào bởi công ty canh giữ rất nghiêm ngặt. Hết giờ làm nhân viên bị đưa về nhà Trí, có khoảng 10 bảo vệ canh giữ. Mỗi ngày bảo vệ sẽ dẫn nhân viên đi bộ từ nhà Trí qua công ty. Không ai được sử dụng điện thoại, chỉ những nhân viên nào được tin cậy mới được Trí cho dùng. Sau đó, người nhà nhắn tin lên kêu chị K. về bởi có người đến dạm hỏi. Chị liều mạng xin Cường và Ngộ cho nghỉ việc để về quê lấy chồng nhưng cả hai kêu chị phải nộp 15 triệu đồng mới cho nghỉ. Có một vài bị hại thay đổi lời khai, nói rằng vợ chồng Trí đối xử với họ rất tốt, không hề có chuyện họ phải nộp tiền thế chân, cũng không có chuyện “nội bất xuất, ngoại bất nhập”. Chị Đ.T.N. nói: “Tôi ở quê, không có việc làm. Nhờ anh chị Hai mà tôi có thu nhập, có tiền gửi về nhà. Nếu được tôi vẫn chọn làm việc ở chỗ anh chị Hai Trí”. Vị nữ chủ tọa thẩm vấn: “Thế khi xin về nghỉ phép, chị có nộp tiền thế chân 50 triệu đồng không?”. “Không”. “Thế chị có bị bắt tiếp khách không?”. “Có”. Chủ tọa: “Thế chị có bị bắt kích dục cho khách theo quy định của công ty không?”. Chị N: “Có”. Một khoảng lặng làm không khí trong khán phòng như ngưng đọng lại. Chủ tọa: “Thu nhập của chị mỗi tháng bao nhiêu?”. Chị N.: “Thưa tòa, 10 triệu đồng”. Chủ tọa: “Tiền là rất cần nhưng trong cuộc sống có nhiều điều đáng quý hơn. Chị còn trẻ, còn tương lai, còn chuyện chồng con sau này. Vì vậy nghe chị nói “nếu được tôi vẫn chọn làm việc này”, tòa nghĩ chị nên thay đổi cách suy nghĩ, đừng nên đề cao giá trị đồng tiền. Cuộc sống còn có những điều quý giá hơn như danh dự, nhân phẩm…”. Nỗi đau của các bà mẹ Tại tòa, bà N.T.L. - mẹ của bị hại H.T. - trình bày do không chấp nhận cảnh sống như vậy nên T. cùng một vài người leo cửa sổ sang nhà bên bỏ trốn, chẳng may trượt chân té và bị bảo vệ bắt giữ lại. Nhờ bạn của T. thoát được ra ngoài điện đến báo tin, bà L. mới biết sự tình và tức tốc đón xe lên Sài Gòn. Thấy tay chân con bị đánh bầm tím sau lần trốn hụt, bà bật khóc và xin Cường cho con nghỉ làm về quê. Cường không đồng ý, nói công ty không phải ai muốn vô thì vô ra thì ra. Đến khi người mẹ quỳ xuống năn nỉ thì Cường mới gật đầu với điều kiện phải nộp 15 triệu đồng. Bà L. lại quay về quê vay mượn tiền, đưa con mình thoát khỏi “hang quỷ”. Trước khi được tha về, T. còn bị phạt làm vệ sinh năm ngày. Bà L. tâm sự rằng sau khi tốt nghiệp THPT, T. thi đậu vào một trường trung cấp. Nhà nghèo nên T. xin bảo lưu kết quả để cùng một người bạn lên Sài Gòn kiếm tiền năm sau nhập học. Lúc đầu bà L. không đồng ý nhưng con năn nỉ rằng công ty rất lớn, làm ăn đàng hoàng. Đến chừng vào làm mới biết đó là công ty matxa trá hình nhưng T. không biết cách nào thoát được bởi không được sử dụng điện thoại, lại bị giám sát quá chặt. Rồi thấy số tiền chuộc đến 15 triệu đồng nên T. quyết định bỏ trốn để nhà mình khỏi phải tốn số tiền quá lớn. Nghe con kể mà bà như đứt ruột đứt gan. Còn bà N.T.X.M. cho biết thời điểm đó, gia đình bà đang gặp khó khăn. Nghe nói công việc là rửa chén, phụ nấu nướng, bao ăn bao ở, lương bổng cũng khá nên bà đồng ý cho con là D.H. (đang học lớp 11) làm đỡ một năm qua cơn bĩ cực rồi sẽ trở lại học tiếp. Trong khi bà đinh ninh con có chỗ làm tốt, tiền lương 3-4 triệu đồng/tháng thì bất ngờ H. điện về vừa kể vừa khóc nức nở. Nghe con kể xong, vợ chồng bà tối tăm mặt mũi, lập tức đón xe lên ngay Sài Gòn. Bà M. rưng rưng: “Thưa tòa, tôi vô thăm con nhưng giống như vô thăm tù. Họ kiểm tra rất kỹ. Phải có lý do họ mới cho vô thăm. Lúc đó tôi nói dối là anh ruột của H. bị bệnh nặng nên muốn H. về thăm anh. Hậu bảo nếu bệnh phải có giấy bệnh viện. Còn nếu chết thì phải có giấy báo tử. Rồi có lẽ thấy chúng tôi khóc lóc, năn nỉ quá nên Yến, Hậu, Trí mới đồng ý cho con tôi về, nhưng phải đóng 15 triệu đồng. Số tiền đó quá lớn đối với gia đình tôi nhưng mạng sống, nhân phẩm con mình quan trọng hơn nên tôi trở về quê vay mượn tiền đóng cho họ”. Hai bà mẹ này và mẹ của T.T.LĐ. đã ngồi gần nhau trong suốt những ngày phiên tòa diễn ra. Sự nghèo khó hằn lên khuôn mặt hốc hác sạm đen, lên đôi tay chai sạn của họ. Người nào cũng xơ xác, trán giật gió đỏ bầm. Các bà đều nói lúc đầu nghĩ câu chuyện đau lòng này sống để bụng chết mang theo chớ không dám tâm sự cùng ai. Tuy nhiên khi nhận được giấy tòa án mời, các bà quyết định đến dự phiên tòa để đòi công lý, cung cấp cho tòa chứng cứ để những kẻ ác phải chịu sự trừng phạt của pháp luật. Vì thế tại tòa khi được hội đồng xét xử hỏi, cả ba đều cho rằng Viện kiểm sát truy tố như vậy là rất đúng. Và mong tòa xử những kẻ bất lương đúng luật để làm gương cho mọi người.
|