Tin tức - pháp luật 2012-04-05 15:12:50

Cô gái “bán đời” cho người đàn ông tật nguyền tàn ác


[size=4]Khi bước chân về nhà chồng, Trần Thị H. (21 tuổi, Lạc Thủy – Hòa Bình) mới hốt hoảng nhận ra bạn đời của mình là một phế nhân. Gia đình T. rước cô về chủ yếu là để lấy người làm, sau là giúp con trai họ chết khỏi mang tiếng “ma không vợ”.



Chị H. phải chịu đựng chuỗi ngày đau khổ
[/size][justify][size=4]Vì lẽ đó, T. phải làm quần quật từ mờ sáng tới nửa đêm cũng không ai thương xót mà còn phải chịu đủ điều tiếng cay nghiệt từ gia đình chồng, chịu sự đối xử tàn tệ của chồng với hai mẹ con do anh không có khả năng “làm chồng” giống những người đàn ông khác…

Đám cưới lạ

Dù mẹ con Trần Thị H.(SN 1991, Lạc Thủy – Hòa Bình) đã được sống những ngày hạnh phúc, bình yên ở Trung tâm dậy nghề nhân đạo tạo việc làm cho trẻ em tàn tật Việt Nam, nhưng chưa một phút H. quên những ngày khổ cực đã qua.

Vì lâm vào đường cùng, vì một phút dại khờ mà H. đã nhắm mắt chấp nhận lấy một người chồng mà tới ngày cưới cô cũng chưa một lần biết mặt.

Trước khi nhắm mắt theo về nhà chồng, H. đã có với mối tình đầu đứa con gái 14 tháng tuổi. Ở quê cái tiếng “không chồng mà chửa” khiến cả gia đình H. không dám ngẩng lên nhìn thiên hạ.

Chính vì thế, chỉ cần có người chấp nhận cưới, với H. đã là một may mắn. Hơn nữa gia đình nhà chồng lại chấp nhận cho H. dắt theo “nghé con”.

Gia đình H. hiểu rằng, với hoàn cảnh của cô, không thể lấy được một tấm chồng vẹn toàn như ý muốn, H. cũng chấp nhận điều đó nhưng không lường hết được mọi chuyện xảy ra sau đó.

Đôi mắt ầng ậc nước, H. nghẹn ngào kể lại: “Cả gia đình em cứ ngỡ số em còn may mắn, một mình nuôi con nhỏ 14 tháng tuổi vẫn còn có người để ý tới nên vội vàng đồng ý cho em đi làm dâu cho có chỗ nương tựa”.

Không những vậy, gia đình chồng tương lai của H. còn mang hơn 10 triệu đồng sang cho nhà H. làm đám cưới, chuyện mà tới các cô gái còn trong trắng cũng khó lòng có được.

Bố mẹ H. cứ ngỡ con gái mình “chuột sa chĩnh gạo” mà không biết rằng mình đã vô tình “bán con” khi mà lấy chồng, H. đã phải bước vào cuộc đầy ải.

Ngày cưới, H. không được chú rể tới đón dâu, cũng không có người đưa rước như những đám cưới khác mà phải tự bắt xe về nhà chồng theo địa chỉ ghi sẵn ở một tờ giấy. H. bước vào cuộc hôn nhân như thế.

Chuỗi ngày đau khổ

H. được đưa vào một căn phòng nhỏ mà theo lời giới thiệu của mẹ chồng thì đó là phòng tân hôn. Đang xếp quần áo của hai mẹ con vào tủ, cô bỗng giật bắn người phát hiện một người đàn ông, tàn phế đang bò từ phía ngoài vào trong phòng. Hốt hoảng, sợ hãi, H. vội ôm đứa con vào lòng trân trân nhìn người lạ.

H. như rơi xuống vực thẳm khi nghe mẹ chồng giới thiệu người đàn ông ấy chính là M., người mà H. đã đồng ý nhận làm chồng.

Giới thiệu xong mẹ M. quầy quả bước đi, bỏ lại 3 người trong sự im lặng đến rợn người. Đêm đó H. phải làm nhiệm vụ của cô dâu mới trong đêm tân hôn trong nỗi khiếp sợ. Ngay ngày hôm sau, H. phải dậy từ sáng sớm và bắt đầu chuỗi ngày của một nô lệ (cả lao động và tình dục) hơn là nàng dâu.

H. đắng cay kể lại: “Hằng ngày em phải dậy từ tờ mờ sáng, làm việc cật lực tới đêm khuya để giúp mẹ làm việc nhà, chăn nuôi gia súc mà không được quyền chăm con vài phút mỗi ngày.

Để có thức ăn cho con, em phải tự nấu vào buổi đêm. Thời gian ban ngày em phải đi chăn 17 con bò, chăm 50 – 60 con lợn cùng vài trăm con gà mà không có người giúp đỡ.

Xót nhất vẫn là con em mới hơn một tuổi, đi chưa vững mà không có ai quan tâm chăm sóc. Nhà nuôi nhiều mèo, cứt mèo vung vãi khắp nơi không người dọn. Khắp nhà nơi nào cũng nồng nặc mùi cứt mèo chua loét vậy mà con em thường xuyên chơi cứt mèo”.

Không ít lần H. bắt gặp con mình với đống cứt mèo to tướng vừa ăn vừa chơi. Lúc đó H. chỉ biết ôm con vào lòng khóc dòng mà chẳng biết làm thế nào.

Giá như lam lũ như thế mà chồng hiểu cho đã đành, đằng này M. hay mắng chửi, bắt H. ở nhà “phục vụ” dù anh không hề có “khả năng” trong chuyện ấy. Càng khao khát, càng bất lực khiến chồng H. nhiều lúc như phát điên, giận dữ trút tức giận lên cơ thể người vợ vô tội.

Chẳng những vậy, M. còn nghi ngờ H. đi làm chỉ là cái cớ để đến với người đàn ông khác cho dù mẹ M. kèm H. cả ngày. H. kể: “Nhiều hôm em đi làm tới khuya về tới nhà chỉ muốn lả ra M. cũng không tha, bắt phải “phục vụ” ngay. Thấy vợ mệt mỏi chẳng những M. không thương mà còn ra sức đánh đập rồi bắt em phải quỳ cả đêm vì dám cãi lời chồng và nghi em có người đàn ông khác ở ngoài” .

H. tiếp tục sụt sùi trong nước mắt: “Em không sợ ăn uống kham khổ, hay lao động vất vả từ mờ sáng tới đêm khuya, điều em sợ nhất vẫn là những lời lẽ cay nghiệt, sự khinh rẻ từ chồng và gia đình chồng.

Theo tục lệ ở quê H., con gái đi lấy chồng đều mang theo nhiều của hồi môn về nhà chồng, còn H chỉ có thể mang theo “nghé con”, thứ mà không ai muốn nhận.

Hối hận

Sống ở nhà chồng 6 tháng nhưng với H. đó là quãng thời gian dài như vô tận. Cô không thể ngờ, vì một phút dại dột hiến dâng tất cả cho người mình yêu, giờ cô phải trả một cái giá quá đắt đến thế.

Nhắc lại mối tình cũ H. thêm nức nở: “Ngày T. bỏ đi đứa con chưa chào đời, tới giờ khi con em đã được hai ba tháng T. cũng không một lần hỏi thăm.”
T. cũng từng tỏ ra mình là người đàn ông có trách nhiệm bằng việc đưa H. về nhà mình xin làm đám cưới để đứa con trong bụng H. có gia đình như bao em bé khác. Nhưng không được gia đình chấp nhận, lại hắt hủi H. nên cả hai đành dạt về nhà H. nương nhờ.

Nhưng gia cảnh nhà H. quá “chị Dậu”, bố mẹ H. cũng chẳng thể giúp con nhiều. Cuộc sống nghèo túng ở quê khiến T. nhanh chóng “bỏ của chạy lấy người”, không một lời từ biệt, bỏ mặc H. một mình với đứa con sắp chào đời.

Giờ H. đã thực sự hối hận, giá như H. không gặp T., không dại dột mù quáng trao thân cho người mình yêu để phải nhận lấy sự khinh bỉ của làng xóm, bố mẹ H. cũng không tới nỗi xấu hổ mà buộc phải tìm đại cho con một tấm chồng tới ngày cưới cũng không biết mặt…

Xót thương cho số phận hẩm hưu của cô gái mới lớn, ông Trần Duyên Hải – Giám đốc trung tâm cũng phải rớt nước mắt. Ông cho biết hoàn cảnh H. khá đặc biệt, sinh ra trong một gia đình thuần nông nghèo có tới mười anh chị em, H. là thứ tư.

Phía sau H. vẫn còn tới sáu người em nữa cần lập gia đình. Ông từng về tận nhà H. để động viên cha mẹ H. đón con cháu về cho có hơi ấm gia đình nhưng bị từ chối phần vì tai tiếng nặng nề, phần vì nghèo chẳng khác “chị Dậu” nên cũng không dám nhận con cháu mình lại.

Thương nhất là dù vừa xong vụ mùa mà trong nhà H. cũng không có lấy một hột thóc, bữa cơm của gia đình H. chủ yếu là rau rừng và những sản vật bòn mót được từ rừng. Thương cho số phận của H., ông Hải nhận cả hai mẹ con H. về trung tâm vừa dậy nghề cho mẹ vừa để hai mẹ con có được mái ấm.

Có điều, hoàn cảnh trung tâm còn khó khăn nên ông không giúp được gì nhiều, ông chỉ có thể cho H. một nơi trú thân tạm để không tiếp tục rơi vào con đường cùng quẫn, giúp H. có một cái nghề để có khả năng nuôi con và nuôi thân.

Ông chỉ mong H. sớm thành nghề, có được một cuộc sống riêng đầm ấm nhưng để có được điều đó H. cần lắm[/size][/justify]
[size=4]


[/size]

[size=4]
[/size]

[size=4]

[/size]
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)