Chị Bắc nằm viện với vết thương rất nặng |
[justify]Toàn thân chị quấn băng gạc tiệt trùng lốm đốm màu vàng của thuốc. Gắng gượng, chị Bắc kể lại: Chị đang đem can đổ xăng vào xe thì cậu con trai 5 tuổi từ trong nhà chạy ra, tay cầm bao diêm, vừa nói “mẹ xem này, con cũng làm được như bố” vừa quẹt que diêm cho chị xem. Tia lửa bắn vào dòng xăng làm bùng lên ngọn lửa nuốt chửng chị Bắc.[/justify]
[justify]Đang rửa tay chân ngoài giếng, nghe tiếng thằng bé gọi bố thất thanh và tiếng vợ gào thét, chồng chị hoảng hốt ngẩng lên, phía sân nhà bùng bùng lửa. Anh xách vội xô nước lao tới và hô hoán hàng xóm tới giúp đỡ.
Xô nước của chồng chị không dập được lửa, anh phải loay hoay mất gần 5 phút sau mới có thể dập được “ngọn đuốc sống” bằng chiếc chăn.
Chị Bắc được đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hà Giang trong tình trạng nguy kịch. Sau khi được sơ cứu ban đầu, chị được chuyển xuống Viện Bỏng quốc gia do vết thương rộng, vết bỏng sâu.[/justify]
Chị Bắc nằm viện với vết thương rất nặng đang cần sự giúp đỡ của những tấm lòng hảo tâm
[justify]BS. Nguyễn Như Lâm, Trưởng khoa Hồi sức cấp cứu, Viện bỏng Quốc gia cho biết, bệnh nhân nhập viện trong tình trạng bị sốc bỏng nặng, tổng diện tích bỏng là 64% cơ thể ở các vùng mặt, cổ, ngực, bụng, tay và chân, trong đó có 50% bỏng sâu cần phải có kế hoạch phẫu thuật cắt hoại tử và ghép da mới có thể liền vết thương.
Sau một thời gian điều trị tích cực, bệnh nhân đã thoát sốc bỏng và một tuần sau khi nhập viện, chị đã được phẫu thuật cắt hoại tử ghép da.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, tình trạng của chị ngày một diễn biến phức tạp, chị được xác định nhiễm khuẩn, nhiễm độc nặng. Các bác sĩ đã tiến hành hội chẩn và cấy khuẩn máu, cấy khuẩn vết thương và phát hiện chị Bắc bị nhiễm trực khuẩn mủ xanh và tụ cầu vàng. Bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh đặc hiệu cùng các thuốc đắp tại chỗ nhưng tình trạng của chị Bắc vẫn tiến triển chậm.[/justify]
[justify]Theo BS. Lâm, loại vi khuẩn này kháng tất cả các loại kháng sinh của bệnh viện hiện có. “Chúng tôi đã phải sử dụng kháng sinh đặc hiệu nhất được nhập khẩu từ Anh kết hợp với sử dụng kháng sinh chống nấm và men tiêu hóa để tránh loạn khuẩn ruột nhưng đến nay chị vẫn phải nằm ở phòng chăm sóc đặc biệt. Bởi bệnh nhân dùng kháng sinh liều cao trong một thời giàn dài, các vi khuẩn có lợi sẽ bị diệt gây loạn khuẩn đường ruột”, BS. Lâm cho biết.[/justify]
[justify] 3ahhyes3[/justify]