[/size] [size=2] - Ông Nguyễn Tiến Thỏa – Cục trưởng Cục Quản lý Giá (Bộ Tài chính) cho rằng, việc điều chỉnh giá xăng dầu ngày 20/4 là một quyết định khó khăn của cơ quan quản lý.[/size]
Đồng thời, đợt tăng giá xăng dầu thêm gần 5% ngày 20/4 dựa trên cơ sở tính so sánh giá bình quân 30 ngày (tính đến ngày điều chỉnh) so với 30 ngày trước đó.
Lý giải việc điều chỉnh giá bán lẻ khi giá xăng dầu thế giới bắt đầu có dấu hiệu hạ nhiệt, theo ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Quản lý giá, tại thời điểm điều chỉnh (ngày 20/4), tất cả các loại xăng dầu thành phẩm đều đã tăng so với 30 ngày trước đó, và không thể coi việc giá giảm chỉ trong vòng vài ngày để làm căn cứ.
Bộ Tài chính cho rằng, đợt tăng giá ngày 20/4 đã tính tới lợi ích 3 bên: Nhà nước, DN và người tiêu dùng. |
Người đứng đầu Cục Quản lý Giá nhấn mạnh, trong điều kiện do giá xăng dầu thế giới vẫn giao động ở mức cao, tiếp tục tạo ra chênh lệch giữa giá cơ sở cao hơn giá bán trong nước hiện hành.
Các giải pháp về tài chính như: thuế nhập khẩu đã ở mức 0% với tất cả các chủng loại xăng dầu, Quỹ Bình ổn giá đã sử dụng hết… thì việc bắt buộc phải điều chỉnh tăng giá bán xăng dầu trong nước là cần thiết nhằm tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, giảm thiểu tình trạng buôn lậu xăng dầu qua biên giới do chênh lệch giữa giá xăng dầu trong nước hiện nay với các nước lân cận (Trung Quốc, Lào, Campuchia…) khoảng từ 3.662 đồng/lít đến 7.878 đồng/lít tuỳ theo từng mặt hàng và từng nước.
“Việc điều chỉnh giá xăng dầu lần này là cần thiết và hoàn toàn khách quan trên cơ sở chia sẻ lợi ích của toàn bộ nền kinh tế nhằm: đảm bảo hoạt kinh doanh xăng dầu diễn ra bình thường; đảm bảo nguồn cung cho nhu cầu sử dụng xăng dầu trong nước; chia sẻ lợi ích giữa người tiêu dùng, DN kinh doanh xăng dầu và Nhà nước - Cục trưởng Cục Quản lý Giá Nguyễn Tiến Thỏa nói.
Trong đó, người tiêu dùng không phải chịu mức tăng giá quá cao, DN kinh doanh xăng dầu giảm bớt khó khăn và Nhà nước điều hành giữ được ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát.
Trên thực tế, trước thời điểm Bộ Tài chính cho phép tăng giá xăng dầu 1 tuần thì giá các hợp đồng dầu thô giao tương lai trên thế giới đều giảm, tuy nhiên DN chủ yếu ký giao dịch theo hợp đồng giao ngay (xăng dầu thành phẩm giá cao hơn dầu thô).
"Việc điều chỉnh giá hiện nay đang được thực hiện theo Nghị định 84 của Chính phủ về điều hành kinh doanh xăng dầu (trên cơ sở bình quân 30 ngày của từng chủng loại xăng, dầu thành phẩm, không tính theo giá của một ngày nhất định và không tính theo giá dầu thô), do đó không căn cứ giá tính trong riêng 1 tuần hay 10 ngày" - ông Thỏa khẳng định.