Vì tiền, các cô phải để cho khách làm mọi thứ (Hình minh họa) |
[justify]Hơn hai năm sau ngày Công an TP HCM đánh sập chuỗi cơ sở massage kích dục Tân Hoàng Phát (quận Thủ Đức), Tòa cùng cấp đã đưa vụ án ra xét xử vào những ngày cận Tết 2011. Ngay từ sáng sớm, sân tòa đã nhốn nháo toàn người. Không ai bảo ai, tất cả cùng ngóng về chiếc xe bít bùng đang lừ đừ tiến vào trong. Không phải là người đầu tiên bước xuống xe tù, nhưng Phan Cao Trí (sinh năm 1973) lại là người được chờ đón nhiều nhất. Ngoài hàng chục phóng viên các báo đài liên tục bấm máy, đông đảo người thân của ông chủ Tân Hoàng Phát đồng loạt vẫy tay chào, cười nói hỉ hả dù đây là ngày xem xét tội trạng của Trí.[/justify]
[justify]Trong chiếc áo sơ mi màu booc – đô được ủi thẳng nếp, mái tóc ngắn được chải keo cầu kỳ cùng vẻ mặt bình thản, trông Trí không khác gì so với ngày còn là ông chủ sang trọng của một chuỗi nhà hàng massage lớn nhất Sài Gòn. Oái ăm thay, con đường đưa Trí đến vị thế “đại gia” trong suốt nhiều năm trời cũng là nẻo đẩy ông ta vào vòng tù tội.[/justify]
[justify]Theo cáo trạng, Phan Cao Trí cùng vợ là Phan Thị Yến (sinh năm 1979) thành lập hàng loạt các công ty kinh doanh ngành nghề dịch vụ xông hơi, xoa bóp như Tân Hoàng Phát và Kim Thu (phường Linh Chiểu, quận Thủ Đức), Hoàng Thành (tỉnh Bình Dương), Newstar và Hoàng Vân III (Biên Hòa).[/justify]
[justify]Khi tiếp nhận nữ nhân viên vào làm việc, Trí buộc họ phải ký một hợp đồng với chế độ, thời gian đúng quy định của pháp luật. Nhưng thực tế, các cô bị cấm ra ngoài, cấm được gặp người nhà nếu không được sự đồng ý của vợ chồng Trí. Họ phải làm các công việc như xoa bóp, kích dục cho khách từ 9h cho đến 1h sáng hôm sau. Hết giờ làm việc, tất cả nhân viên đều phải ngủ lại nhà Trí (đối diện Tân Hoàng Phát). Những món hàng hóa, đồ ăn, thức uống, quần áo… đều được tay chân của vợ chồng ông chủ cung cấp với giá “cắt cổ”.[/justify]
[justify]Để giữ “an ninh”, nhà của Trí lúc nào cũng có khoảng 10 bảo vệ canh giữ 24/24. Ngoài ra, giúp việc cho vợ chồng Trí là các quản lý như Phan Việt Hậu (26 tuổi, em vợ của Trí) và Phan Quốc Cường, Nguyễn Hoài Nhanh, Nguyễn Minh Phương. Họ được giao nhiệm vụ canh giữ nhân viên, cho người đi truy bắt những cô bỏ trốn, đem về “bản địa” để phạt tiền từ 500 ngàn đến một triệu đồng, quét dọn nhà vệ sinh, bị bỏ đói, đánh đập, nhốt vào chuồng chó… Trí cũng ra quy định, nếu nhân viên muốn nghỉ việc hoặc về phép phải thế chấp 15 triệu đồng cho Yến, khi nào quay lại làm việc sẽ trả số tiền này. Còn tiếp viên nghỉ thì xem như… mất.[/justify]
[justify]Những vụ “vượt ngục” bất thành[/justify]
[justify]Vì tiền, những cô gái trẻ đã phải cắn rằng chấp nhận cuộc sống giam cầm. Chấp nhận bán rẻ nhân cách để khách làng chơi sờ mó, sục sạo từng cm trên thân thể mình. Tuy nhiên, không ít người do không chịu nổi sự bóc lột của vợ chồng Trí nên đã liều mạng bỏ trốn.[/justify]
[justify]Điển hình như trường hợp của Trần Ngọc T. (24 tuổi, ngụ Đồng Tháp). Cuối năm 2007, cô gái nông thôn này xin vào Tân Hoàng Phát làm nhân viên. Sau khi được đào tạo tay nghề xoa bóp và kích dục cho đàn ông, cô được điều về làm việc tại cơ sở massge Hoàng Thành. Cầm cự được 9 tháng, T không chịu nổi cơ cực nên gọi điện về quê kêu mẹ lên xin cho mình nghỉ việc những không được đồng ý.[/justify]
[justify]Sốt ruột, mẹ T cùng 4 người khác lên kế hoạch giải cứu con bằng cách gửi 8 viên thuốc giảm đau cho T uống. Khi cô gái nôn thốc nôn tháo vì phản ứng thuộc liền xin phép ông chủ cho nhập viện điều trị để mẹ tìm đến đón về. Biết mẹ cùng 4 người thân đón taxi đứng chờ mình ngoài cổng bệnh viện, T lén rời phòng cấp cứu.[/justify]
[justify]Phát hiện sự việc, Nguyễn Hoài Nhanh thông báo ngay cho Phan Quốc Cường huy động gần chục tay chân kéo đến bệnh viện gây hấn. Không cứu được con gái lại còn bị ma cô đuổi đánh, gia đình T. đành lên taxi bỏ chạy. Lập tức, T bị khống chế về Tân Hoàng Phát. Tại đây, Trí và đồng bọn đã thay nhau đánh đập cô gái để “dằn mặt” những nhân viên khác có ý định bỏ trốn. Qúa xót xa trước hoàn cảnh của T, gia đình cô đã phải vay mượn khắp nơi để có 24 triệu mang đến chuộc con gái về.[/justify]
[justify]Tương tự, Nguyễn Thị Huyền Tr. (23 tuổi) cùng không chịu được cảnh “địa ngục trần gian” ở Tân Hoàng Phát nên nảy sinh ý định chạy trốn. Khuya một ngày giữa tháng 8/2007, nhân lúc mọi người ngủ hết, cô đã leo cửa sổ nhà Trí sang nhà bên cạnh để mong thoát thân nhưng không may bị trượt chân ngã. Biết việc, Phan Việt Hậu sai người đưa cô đi cứu chữa và “áp giải” quay về cơ sở. Tại đây, người này đã đánh đập và bắt dọn nhà vệ sinh khiến Tr. phải lén lút gọi điện về quê kêu mẹ đến cứu. Sau nhiều lần năn nỉ vợ chồng Trí tha cho con gái, người mẹ này phải nộp cho Yến 15 triệu đồng mới được đưa con đi.[/justify]
[justify]Mãi đến tối 6/12/2008, Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về Trật tự xã hội Công an TP HCM phối hợp với các cơ quan chức năng bất ngờ đột kích cơ sở massage Tân Hoàng Phát. Phát hiện công an, 20 nhân viên bảo vệ đã ra sức chồng đối nhưng cuối cùng phải thúc thủ khi cảnh sát nổ súng. Tại đây, công an đã giải thoát cho 65 nhân viên massage đang bị giam lỏng và thu giữ nhiều tài liệu chứng cứ về hành vi vi phạm của Trí cùng đồng bọn. Trong đó có hai cây súng bắn đạn hơi cay và 7 viên đạn. Số vũ khí này sau đó được xác định là của một nữ doanh nhân (là khách quen của Trí) gửi lại trong một lần quá say. Bà này có được hai cây súng trên là do một vị cán bộ công an TX Long Khánh (Đồng Nai) “ưu ái” cấp cho.[/justify]
[justify]Với hành vi phạm tội trên, Nguyễn Cao Trí, Hậu và Cường bị truy tố về các tội “bắt giữ người trái pháp luật và cưỡng đoạt tài sản”. Yến bị tội “cưỡng đoạt tài sản”, Phương, Nhanh tội “bắt giữ người trái pháp luật”.[/justify]
[justify]Ác mộng và nước mắt[/justify]
[justify]Phòng xử lớn nhất của TAND TP HCM hôm đó không còn một chỗ trống, đa số họ là người nhà của các bị cáo. Chỉ lác đác vài ba người bị hại là các cô gái trẻ trang điểm hơi quá tay, ăn mặc rườm rà. Chứng kiến cảnh các ông bà chủ của mình trước vành móng ngựa, vẻ mặt ai cũng đăm chiêu, tư lự. Nhất là khi những người này đồng loạt phản cung, chối bay chối biến những hành vi tàn độc đã làm. Không chấp nhận những lời khai nại đó, chủ tọa buộc phải công bố toàn bộ những lời khai của các bị cáo trong quá trình điều tra. Đến lúc này, từ Trí cho đến các đàn em đều cho rằng: “Tôi bị ép cung”.[/justify]
[justify]Còn Phan Thị Yến, cũng như chồng mình, người đàn bà này tỏ ra khá bình thản, không ngừng cười cợt trong khi trả lời thẩm vấn mặc sự bất bình của người dự khán và lời cảnh cáo của chủ tọa. Yến cho rằng mình không hay biết, không liên can đến những hoạt động của chuỗi cơ sở massage kích dục của gia đình mà chỉ có nhiệm vụ nuôi con và giữ tiền cho chồng. Về cáo buộc phạm tội “cưỡng đoạt tài sản” của VKS, Yến nhanh nhảu: “Tôi đâu có bắt ai đưa tiền. Nhân viên thấy sống trong môi trường tập thể dễ mất đồ nên mới đưa tôi giữ giùm” (?). Tòa hỏi sao không trả lại tiền cho nhân viên khi họ xin nghỉ mà còn buộc họ nộp thêm rất nhiều tiền? Hoặc khi tòa đề cập đến những chứng cứ không thể chối cãi thì người đàn bà này liền dùng “điệp khúc”: “Tôi không nhớ gì hết…”.[/justify]
[justify]Tuy nhiên, trình bày với tòa, những nạn nhân của vụ án vẫn còn nhớ như in thời gian đày đọa tại “địa ngục trần gian” Tân Hoàng Phát. Dù sự việc đã diễn ra khá lâu nhưng khi nhắc lại, giọng họ đầy nước mắt.[/justify]
[justify]Cô gái 25 tuổi quê ở Vĩnh Long – Thạch Thị L. Đ cho hay, cô làm việc tại Tân Hoàng Phát hơn 4 năm. Những “ông chủ” bắt nhân viên phải hết lòng chiều khách, phải tìm những điểm “nhạy cảm” của khách mà kích dục nhưng lại không cho quan hệ sinh lý.[/justify]
[justify]“Có nhiều ông khách luôn đòi hỏi quá đáng. Nếu không chiều họ sẽ quậy và mách lại với quản lý. Lúc đó chúng tôi sẽ bị phạt, bị đình tua (không cho làm việc). Còn nếu để họ quan hệ thì lại vi phạm quy định của ông Trí. Thế nên rất nhiều người trong chúng tôi phải lén lút “làm” với khách tại phòng massage. Tôi không may để có thai. Khi phát hiện, họ cho người đưa tôi đến bệnh viện giải quyết rồi mang về phòng Karaoke đánh. Trước mặt gần trăm nhân viên khác, Hậu và Trí đã đánh tôi đến bầm tím người. Sau đó lấy toàn bộ nữ trang của tôi, bắt tôi ở đợ và dọn dẹp vệ sinh cho đến khi trừ hết tiền phạt. Chịu không nổi tôi lén gọi mẹ đến cứu mình về…”, L. Đ tức tưởi kể.[/justify]
[justify]Mẹ L. Đ cũng bức xúc: “Nhận được điện thoại của con tôi bỏ hết công việc tìm đến. Thấy con mình mẩy bầm tím tôi hỏi lý do nhưng nó chỉ khóc. Tôi xin bà Yến cho con gái nghỉ làm nhưng bà bắt tôi phải đưa tiền. Tôi nghèo khổ mới cho con đi làm thuê thì lấy đâu ra tiền nhiều thế. Tôi lạy lục van xin mãi mà họ không cho. Đến lúc có được 26 triệu đồng mang đến cũng phải van lạy mãi họ mới để cho chúng tôi đi. Bà Yến quẳng 1 triệu đồng xuống đất bảo là cho mẹ con tôi tiền về xe…”[/justify]
[justify]Mẹ của Nguyễn Thị Huyền Tr, cô gái nhảy lầu bỏ trốn, cũng nức nở: “Tôi tưởng con gái mình đi làm mướn chứ có biết mát – xa là cái gì. Thấy con bị thương tôi xin cho nó về nhưng ông Trí bảo không phải muốn đến là đến, đi là đi, mà phải nộp đủ 15 triệu”.[/justify]
[justify]Tội ác phải trả giá[/justify]
[justify]Sau hai ngày nghị án, chiều 27/1/2011, TAND TP HCM đã bác toàn bộ lời khai nại của Trí và đồng bọn, hồ sơ vụ án có đầy đủ cơ sở kết tội các bị cáo như cáo trạng đã truy tố.[/justify]
[justify]Theo HĐXX, Trí là người chủ mưu, cầm đầu tổ chức kinh doanh trá hình, lừa gạt các cô gái mới lớn, nhẹ dạ ký vào các bản thỏa thuận và cam kết trái pháp luật. Ông chủ này là người ra lệnh cho các bị cáo khác thực hiện việc bắt giữ người trái pháp luật đối với toàn bộ tiếp viên đã được cơ quan công an giải thoát. Đồng thời, Trí cũng chỉ đạo vợ và đàn em cưỡng đoạt tổng cộng 169 triệu đồng của các nạn nhân. Từ đó, Tòa tuyên phạt Trí 12 năm tù, Yến 6 năm, Hậu 10 năm, Cường 9 năm, hai bị cáo còn lại cũng phải nhận 2 – 3 năm tù.[/justify]
[justify]Phiên tòa kết thúc, chỉ một thoáng ngỡ ngàng qua nhanh trong mắt vợ chồng Trí. Dường như họ đã định trước được cái giá mình phải trả cho những tội lỗi đã gây ra…[/justify]
[justify] 3ahhyes3 3ahhyes3[/justify]