Tin tức - pháp luật 2010-08-12 13:26:57

đau thương chàng trần chuồng và nỗi khổ người mẹ...


[justify]Chúng tôi về thăm gia đình ông Trần Văn Goòng ở thôn Vĩnh Mộ (xã Lê Hồng, Thanh Miện, Hải Dương). Gia đình CCB này sống trong một ngôi nhà nhỏ, lợp gianh. Cũng trong khoảnh đất của gia đình, có một căn phòng nhỏ, rộng độ 10m2 và khá… kiên cố. Điều lạ là chỉ có một ô cửa khoảng một mét vuông, cùng một lỗ hổng nhỏ xíu. Các bức tường trát xi măng nhẵn nhụi. Mục đích là để một con người trong “ngôi nhà” đó không thể bám víu leo trèo được[/justify]







Không ai có thể cầm lòng khi nhìn vào con người sống trong “ngôi nhà” ấy. Chúng tôi đã phải lấy can đảm lắm mới dám chụp vài tấm ảnh. Tang thương quá! Cũng một kiếp người, sao lại có những thân phận cực khổ như thế này? Hè qua. Đông lại. Đêm ngày. Tối tăm. Lạnh lẽo… Không mảnh vải che thân, chàng thanh niên có tên Trần Văn Tước, 30 tuổi, đã phải sống một cuộc sống không đúng nghĩa của một con người đã hơn 10 năm qua.

Việc tắm cho anh Tước phải bằng vòi xịt.

Nền nhà được xây 2 cấp, mỗi cấp chênh nhau chừng 15 cm. “Giường chiếu” Tước nằm là sàn xi măng… Cái lỗ hổng cùng cánh cửa sắt rất chắc chắn để đưa thức ăn vào. Việc tắm táp thì dùng vòi bơm từ nước giếng khoan qua khe cửa xịt vào người như kiểu tắm cho tù nhân trong những bộ phim của Mỹ.

Trông Tước rất hiền lành, nhưng gia đình cho biết, nếu cho anh ra ngoài, không hiểu chuyện gì sẽ xảy ra… Cho quần áo để mặc thì không biết mỗi ngày, mỗi tháng phải may cho anh bao nhiêu bộ, vì anh không mặc, chỉ xé…
Mùa hè đã vậy, mùa đông gia đình cũng chỉ dám đưa vào cho anh những cái đệm, cái chăn làm bằng những chất liệu đặc biệt như bao xác rắn hoặc những nguyên liệu đủ độ dai để Tước không dễ dàng xé… Nhà phải làm kiên cố để tránh việc Tước phá phách hoặc cạy cửa trốn đi. Nếu bằng tre nứa, gỗ lạt… thì anh chỉ đập phá một lúc là tan nát hết. Mọi sinh hoạt, ăn uống… và cả vệ sinh, anh Tước đều vô thức và diễn ra bất cứ nơi nào trong căn phòng này…

Lúc nào cũng trần truồng, nhưng anh Tước không biết là mình trần truồng. Thương con, bao lần rơi nước mắt, vậy nhưng, ông Trần Văn Goòng và bà Nguyễn Thị Điểm chẳng còn cách nào khác, phải dằn lòng làm như vậy với con mình…

Ông Trần Văn Goòng nhập ngũ năm 1966. Ông vào chiến trường miền Nam, chiến đấu ở Tây Ninh, nơi nhiều lần bị máy bay Mỹ rải chất độc da cam/dioxin và ông bị nhiễm độc lúc nào không biết. Ông Goòng lấy vợ năm 1970 và phục viên năm 1974. Năm 1979 ông tái ngũ và tham gia chiến đấu ở biên giới Quảng Ninh. Trong 4 người con, không may có Trần Văn Tước bị di chứng chất độc da cam.

Trao đổi với chúng tôi, ông Goòng cho biết, khi sinh ra, Tước khoẻ mạnh bình thường như bao đứa trẻ khác. Nhưng khi đến tuổi đi học, Tước có biểu hiện thần kinh không bình thường, hay nổi khùng, đánh bạn, xé quần áo, sách vở… và đã từng nhiều lần gây ra tai nạn thương tích. Ông bà Goòng đã mang Tước đi khám mới biết con bị di chứng của chất độc da cam…
Càng lớn Tước càng hay đập phá. Nhiều khi trói quặt tay chân mà anh vẫn gỡ ra được. Để an toàn cho mọi người trong gia đình và làng xóm, ông bà Goòng đã dựng tạm “chiếc cũi” gần bếp để nhốt Tước, nhưng rất chật chội và không chắc chắn, dễ bị phá… Vì vậy, được sự ủng hộ của xã, Hội CTĐ huyện, 3 năm trước, gia đình đã xây “ngôi nhà” kể trên để nhốt Tước.

Do điều kiện khó khăn, hiện tại, vợ chồng ông Goòng ở trong ngôi nhà khá khiêm tốn và nuôi bà mẹ đã 100 tuổi cùng đứa con bệnh tật. Nguồn sống của gia đình là khoản trợ cấp nạn nhân chất độc da cam của 2 bố con ông và từ việc trồng cấy hơn 3 sào ruộng, chăn nuôi vài con vịt, con gà…

Qua tìm hiểu, chúng tôi được biết thêm, thời gian gần đây, anh Trần Văn Tước còn bị mắc thêm các bệnh về đường ruột, trĩ… Con thì điên khùng, mẹ già ốm đau, ông bà Goòng lại đã ngót 70 tuổi, nên cuộc sống vô cùng khó khănTheo thống kê, tỉnh Hải Dương có trên 6 nghìn nạn nhân chất độc da cam. Phần lớn số gia đình có nạn nhân bị chất độc da cam lâm vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Vì vậy, họ vẫn luôn luôn cần sự quan tâm của cả cộng đồng.

Trong suốt 10 năm (1961- 1971), quân đội Mỹ đã rải xuống chiến trường miền Nam Việt Nam hơn 80 triệu lít chất độc hoá học. Thứ vũ khí cực kỳ độc ác này đã gây đau thương cho không biết bao nhiêu gia đình, để lại hậu quả nặng nề cho môi trường tự nhiên và di chứng tới nhiều thế hệ. Hàng triệu người Việt Nam bị nhiễm chất độc da cam/dioxin. Hàng trăm nghìn người đã chết. Các chứng bệnh nan y, dị dạng, dị tật khiến lớp thế hệ con cháu đang phải sống trong đau khổ, nghèo khó là minh chứng sống động…

Hãy “Chung tay chăm sóc sức khoẻ, cải thiện điều kiện sống cho nạn nhân chất độc da cam” - đó là chủ đề của Tháng hành động vì nạn nhân chất độc da cam năm 2010 và đó cũng là việc làm cần thiết thể hiện lương tâm và trách nhiệm của mỗi người Việt Nam, để có thể giúp họ vơi bớt nỗi đau và có cơ hội hoà nhập
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)