[/size][size=2]Nhà lãnh đạo quá cố Triều Tiên Kim Jong-il đã kêu gọi đất nước mình vượt qua những rào cản nhằm mục đích xây dựng tiến trình hòa bình với Hàn Quốc, trong một tài liệu được cho là di chúc của ông.[/size]
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo qua đời hồi tháng 12 năm ngoái cũng thúc ép Triều Tiên phải xây dựng quân đội và vũ khí hủy diệt để duy trì quyền lực của đất nước.
Ngoài ra, cố chủ tịch Kim Jong-il cũng mong muốn, sau khi ông qua đời, quyền lực điều hành đất nước Triều Tiên sẽ được chuyển giao cho Kim Jong-un, người con trai út mang hàm Đại tướng trong quân đội.
Cha con nhà lãnh đạo Kim Jong-il. |
Telegraph cho biết, những thông tin mật trên được Lee Yun-keol, quan chức đào ngũ đứng đầu Trung tâm Thông tin Chiến lược Triều Tiên tiết lộ. Tuần báo Shukan Bunshun của Nhật Bản trích dẫn di chúc: “Hãy nhớ không được phép ngừng phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân, tên lửa tầm xa và vũ khí sinh, hóa học để gìn giữ hòa bình trên bán đảo Triều Tiên. Và không bao giờ được chủ quan trong phòng thủ”.
Trong khi đó, cộng đồng quốc tế, nhất là Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc, đang theo dõi sát sao những động thái của tân lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un. Giới truyền thông Triều Tiên gọi tân lãnh đạo là “người kế nhiệm vĩ đại”, phần nào cho thấy những sách lược của chính phủ Bình Nhưỡng sẽ không có nhiều thay đổi so với những gì nhà lãnh đạo Kim Jong-il đã áp dụng lúc còn sống.
Phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với CNN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton cho biết: “Nếu anh ta tiếp bước cha mình, chúng tôi không mong đợi sẽ có chuyển biến gì nhiều ngoài những động thái khiêu khích cũng như sự thất bại sâu sắc về chính trị, kinh tế trong việc đảm bảo cuộc sống tốt hơn cho người dân”.
“Tuy nhiên, chúng ta đều biết Kim Jong-un từng có thời gian sống ở nước ngoài. Chúng tôi tin rằng anh ta có thể mang lại một chút hi vọng để giúp Triều Tiên thay đổi. Nhưng một lần nữa, chúng ta lại phải theo dõi và chờ đợi”, bà Clinton cho biết.