[size=1]Điểm mặt máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 2)[/size][size=2][size=3](Zing)[/size] - Bên canh đội ngũ máy bay giám sát và làm nhiễu điện tử chiến thuật, tập trận RIMPAC 2012 còn có sự tham gia của hàng loạt máy bay hỗ trợ với chức năng vận tải, tiếp tế hàng hóa và tiếp nhiên liệu trên không.[/size]>>'Điểm mặt' máy bay Mỹ tham gia tập trận RIMPAC 2012 (phần 1)
>>Mỹ tập trận hải quân lớn nhất thế giới nhằm mục đích gì?
>>VN quan sát cuộc diễn tập quân sự lớn nhất hành tinh
Đa số máy bay hỗ trợ tham gia tập trận lần này thuộc biên chế không quân Mỹ và Canada. Phía Canada đưa tới RIMPAC 2 loại máy bay tiếp nhiên liệu trên không là KC-150T Polaris và máy bay KC-130T Hercules. KC-150T Polaris được đặc dụng tiếp dầu cho phi đội CF-18 Hornet của Canada tham gia tập trận.
Về phần mình, Mỹ sẽ triển khai máy bay vận tải chiến thuật C-17 Globemaster III cùng với máy bay C-2A Greyhound làm nhiệm vụ vận tải hàng hóa trong khi KC-135R Stratotanker thực hiện việc tiếp nhiên liệu trên không cho không quân Mỹ và các quốc gia khác trong khuôn khổ cuộc tập trận.
Máy bay vận tải chiến thuật C-130J Hercules
C-130J Hercules là mẫu máy bay vận tải hạng nặng mới nhất của Mỹ thuộc loại C-130 được sản xuất liên tục từ những năm 1954 tới nay. Hiện có 2.300 C-130J Hercules được biên chế trong không quân 67 quốc gia trên toàn thế giới.
Do được nâng cấp từ phiên bản C-130J sản xuất năm 1997, C-130J Hercules có thể bay lâu hơn, phạm vi hoạt động rộng, trần bay và tốc độ đều cao hơn so với phiên bản cũ. Là sản phẩm của tập đoàn sản xuất vũ khí lừng danh Lockheed Martin, những chiếc C-130J Hercules nhận được sự tin tưởng khá lớn của quân đội Mỹ. Với 4 động cơ cánh quạt Rolls-Royce Allison AE2100 với 6 cánh quạt làm bằng vật liệu Composite mới cho phép chiếc máy bay nâng được trọng lượng tốt hơn.
Ngoài ra, C-130J Hercules còn được trang bị 8 hệ thống cảnh báo tên lửa AN/AAR-47 và 8 hệ thống radar cảnh báo sớm tân tiến AN/ALR-56M, cùng với các thiết bị điện tử tinh vi cho phép chiếc máy bay hoạt động với 2 phi công mà không cần hoa tiêu. C-130J Hercules có sải cánh trước dài 40,4m, sải cánh đuôi dài 16,05m, chiều dài thân đạt 29,8m và cao 11,6m.
Máy bay tiếp nhiên liệu trên không KC-135 Stratotanker
Hãng Boeing đã đóng mới 732 chiếc KC-135 Stratotankers cho quân đội Mỹ từ năm 1957 tới 1965. Hiện Mỹ vẫn còn 550 chiếc KC-135 Stratotanker đang hoạt động trong biên chế, 253 chiếc thuộc lực lượng Bảo vệ Không phận Quốc gia, 222 chiếc phục vụ Không quân. Tuy đã gần 70 tuổi nhưng những chiếc KC-135 Stratotanker được nâng cấp, thay mới động cơ phản lực CFM56 và hệ thống điện tử vẫn cho phép chiếc phi cơ hoạt động hiệu quả.
KC-135 Stratotanker có thể bay lên với trung bình 1.490m mỗi phút. 4 động cơ phản lực thế hệ mới cho phép chiếc máy bay hoạt động với vận tốc 933km/h. Phạm vi hoạt động của chiếc máy bay lên tới 2.419km trong khi trần bay đạt 15.200m. KC-135 Stratotanker có thể cất cánh với trọng lượng tối đa đạt 146,3 tấn trong khi trọng lượng tịnh đạt 44,663 tấn. Điều hành chiếc phi cơ cần 4 người bao gồm phi công, hoa tiêu và chuyên gia điều khiển vòi tiếp nhiên liệu.
Máy bay vận tải cất cánh từ tàu sân bay C-2 Greyhound
C-2 Greyhound là loại máy bay vận tải hạng nhẹ, đóng vai trò tiếp tế hàng hóa cho các nhóm tàu sân bay được Hải quân Mỹ sử dụng. Với thiết kế cho phép nó cất và hạ cánh từ các hàng không mẫu hạm, C-2 Greyhound đóng vai trò không thể thiếu cho mục tiêu cung cấp hậu cần cho các nhóm tàu sân bay tấn công của Mỹ.
C-2 Greyhound thực hiện những chuyến đi con thoi giữa đất liền và các căn cứ quân sự để cận chuyển thư, hàng hóa và nhân sự cho các tàu sân bay. Ngoài ra, nó còn được dùng để vận chuyển động cơ phản lực cho phi cơ để thay thế hoặc những thiết bị kĩ thuật đặc biệt khác.
C-2 Greyhound được Tập đoàn Quốc phòng Northrop Grumman sản xuất vào năm 1965 và được biên chế năm 1973. Máy bay sử dụng loại động cơ 2 cánh quạt và có nhiều biến thể khác nhau. Để duy trì hoạt động, chiếc phi cơ cần 4 thành viên phi hành đoàn trong đó có 2 phi công. Chiếc phi cơ còn có thể vận chuyển 26 hành khác hoặc 12 giường bệnh.
Với chiều dài 17,30m, sải cánh đạt 24,6m, chiếc phi cơ có thể cất cánh với trọng lượng tối đa lên tới 24,650 tấn. Vận tốc tối đa của chiếc máy bay đạt 553km/h với tầm hoạt động 2.400km. Tầm bay của C-2 Greyhound là 10.210m.
Máy bay vận tải chiến lược C-17 Globemaster III
C-17 Globemaster III là sản phẩm do hãng Boeing sản xuất. Đây là loại máy bay vận tải chiến lược 4 động cơ phản lực, đuôi chữ T với tải trọng tối đa lên tới 76,657kg. Tuy khích cỡ cồng kềnh nhưng C-17 Globemaster III có thể hạ cánh xuống những sân bay nhỏ, đường bay ngắn. Hệ thống điều khiển thông minh cho phép phi hành đoàn 3 người có thể thực hiện tất cả các nhiệm vụ mà máy bay vận tải hạng nặng C-17 Globemaster III được giao phó.
C-17 Globemaster III đi vào hoạt động tháng 1/1995 và hiện tại có 189 chiếc đang phục vụ trong không quân Mỹ. Ngoài ra, những phiên bản xuất khẩu của C-17 Globemaster III hiện đang được biên chế trong không quân Anh, Australia, Canada, Qatar, Các Tiểu Vương Quốc Arab Thống Nhất và NATO. Ấn Độ cũng đang tiến hành các hợp đồng mua C-17 Globemaster III nhưng chưa có thông tin chính thức.
Nếu sử dụng để chuyển quân, C-17 Globemaster III có thể vận chuyển 134 lính với ghế thường, 102 lính với ghế tiêu chuẩn, 34 giường bệnh cùng 54 khu vực dành cho cấp cứu. Chiếc C-17 Globemaster III có độ dài 53m, sải cánh đạt 51,75m và chiều cao đạt 16,8. Trọng lượng cất cánh rỗng của chiếc phi cơ là 128,1 tấn, trong khi trọng lượng cất cánh tối đa lên tới 256,350 tấn.
C-17 Globemaster III sử dụng 4 động cơ phản lực Pratt & Whitney F117-PW-100 turbofans cho phép nó di chuyển với vận tốc 830km/h. Tầm bay của chiếc phi cơ đạt 4.482km với việc vận chuyển hàng hóa và lên tới gần 10.000km nếu vận chuyển lính dù. Hiện tại, C-17 Globemaster III vẫn đang được sản xuất theo đơn đặt hàng của quân đội Mỹ và các quốc gia trên thế giới.