[/size][/size][size=4]AFP dẫn thông tin từ đại học Suan Dusit cho hay đảng Pheu Thai (Vì người Thái) của bà Yingluck Shinawatra có thể giành được tới 313 ghế trong tổng số 500 ghế tại hạ viện Thái Lan. Trong khi đó, đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva nhiều khả năng chỉ có thể có được 152 ghế, tức là bằng một nửa so với số ghế của Pheu Thai.[/size]
[size=4]Đại học Suan Dusit tiến hành một cuộc điều tra và tiếp xúc khoảng 150.000 cử tri ngay sau khi những người này rời các địa điểm bỏ phiếu, để từ đó đưa ra nhận định về kết quả của cuộc bầu cử.[/size]
[size=4]Người ủng hộ đảng Pheu Thai ngay lập tức tổ chức ăn mừng tại trụ sở của đảng này ở thủ đô Bangkok, trong khi các đài truyền hình liên tục phát đi tin tức về khả năng thắng lợi của chính đảng do bà Yingluck, em gái ông Thaksin Shinawatra, lãnh đạo.[/size]
Bà Yingluck Shinawatra vẫy tay chào báo giới và người ủng hộ tại trụ sở đảng Pheu Thai ở Bangkok, ngay sau khi có kết quả chưa chính thức của cuộc bầu cử. Ảnh: AFP |
[size=4]Tuy nhiên, từ khoảng cách hàng nghìn cây số, ông trùm truyền thông một thời vẫn có tác động lớn tới cuộc bầu cử hạ viện Thái Lan, sau khi thành công trong việc đưa em gái Yingluck trở thành lãnh đạo đảng Pheu Thai và ứng cử viên số một cho vị trí thủ tướng.[/size]
[size=4]Nếu mọi chuyện diễn ra suôn sẻ đúng như dự báo kể trên, bà Yingluck, một doanh nhân xinh đẹp 44 tuổi, sẽ trở thành nữ thủ tướng đầu tiên của Thái Lan. Dù mới chỉ chập chững bức vào con đường chính trị, nhưng bà được ông Thaksin coi là bản sao của mình và chiếm được nhiều cảm tình của người dân Thái.[/size]
[size=4]Cái bóng quá lớn của người anh trai giúp ích rất nhiều cho bà Yingluck. Ông Thaksin vẫn được lòng các cử tri thuộc tầng lớp nghèo ở vùng nông thôn do những chính sách dân túy mà ông tiến hành khi còn tại vị, như chăm sóc y tế giá rẻ hay các kế hoạch cho vay đầy ưu đãi.[/size]
[size=4]Tuy nhiên, cựu thủ tướng Thái Lan lại không được lòng đảng Dân chủ cầm quyền khi đảng này coi ông là một kẻ tham nhũng, độc đoán và là một mối đe dọa đối với nền quân chủ luôn được tôn kính ở đất nước này.[/size]
[size=4]Nhiều người nghi ngờ việc Thaksin có thể trở về quê hương như một người tự do dù đảng Pheu Thai có giành được đa số ghế ở hạ viện đi nữa. Viện sĩ người Thái Pavin Chachavalpongpun của Viện Nghiên cứu Đông Nam Á tại Singapore cho rằng nếu ông Thaksin trở về, quân đội sẽ lại một lần nữa động binh, với cáo buộc rằng sự trở lại đó có thể gây mất đoàn kết dân tộc.[/size]
[size=4]Ngoài mối lo về quân đội, Thaksin và đảng Pheu Thai mà ông hậu thuẫn cũng lo ngại áp lực tới từ tòa án. Thaksin và các đồng minh của ông từng giành thắng lợi trong 4 cuộc bầu cử trước đây, nhưng tòa án đã bác bỏ kết quả của 2 cuộc bầu cử gần nhất.[/size]
Thủ tướng Abhisit Vejjajiva có thể sắp phải nhường lại quyền lực dù mới chỉ nắm quyền được hai năm rưỡi. Ảnh: AFP |
[size=4]Trong bối cảnh ngay cả cuộc bầu cử hôm nay có kết quả như nào đi nữa cũng không thể đảm bảo một sự ổn định ngay lập tức cho Thái Lan, quốc vương tôn kính Bhumibol Adulyadej được coi là một tác nhân gắn kết toàn dân tộc. Tuy nhiên, vị quốc vương đã 83 tuổi này phải nằm viện kể từ tháng 12/2009 và sẽ rất khó để có một tác động đáng kể nào với những gì đang và sắp diễn ra trên chính trường Thái Lan.[/size]
[size=4]Kết quả chính thức của cuộc bầu cử hạ viện Thái Lan sẽ được Ủy ban bầu cử công bố vào lúc 22 hôm nay. Tuy nhiên, cựu thủ tướng Thaksin đã gọi điện để chúc mừng chiến thắng của em gái ngay sau khi kết quả tiếp xúc cử tri sau bỏ phiếu được công bố, AFP dẫn lời bà Yingluck trong cuộc ăn mừng với những người ủng hộ Pheu Thai tại trụ sở của đảng này.[/size]
[size=4]Phan Lê (vnexpress)[/size]