Một số người yếu bóng vía thì tin chuyện rắn “khủng” nhưng đa số mọi người đều phản bác: “Nghe lời đồn nhiều thì sợ quá và tưởng tượng ra khi qua đây chứ nếu có, nó đã không… ăn thịt những người sống gần đầu cầu từ lâu rồi”.
Từ nhiều năm nay, mỗi lần đi qua chiếc cầu Tây thuộc làng Thanh Giã (xã Tam Dị, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang) vào thời điểm từ chiều tối đến gần sáng, ai cũng dựng tóc gáy nơm nớp lo sợ vì đây là cây cầu được mệnh danh cầu “tử thần” đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Lời đồn của dân địa phương cho rằng ở đây thỉnh thoảng lại xuất hiện con rắn rất to, cuộn khoanh lại to hơn cái nia, đầu ngóc lên cao hơn đầu người.
Đến hẹn lại… tai nạn
Người dân cho biết cái tên cầu Tây có xuất xứ vì được làm từ thời Pháp thuộc. Không ai nhớ rằng cầu có tuổi thọ bao lâu, chỉ biết ngót nghét gần trăm năm nay. Cầu có chiều dài vỏn vẹn khoảng 4m, rộng khoảng 2,5m, bắc qua một mương nước dẫn nước cho cánh đồng kế bên; trước kia hai bên cầu không có lan can nhưng sau do xảy ra nhiều tai nạn quá nên chính quyền đã dựng lan can cách đây vài năm. Hai bên đường dẫn cầu là đường nhựa tương đối bằng phẳng, không có ổ trâu ổ gà trên mặt đường. Hai lề đường là nền đất.
Người dân sống gần khu vực cho biết cây cầu không chỉ nổi tiếng vì tuổi thọ mà còn vì nó đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Cầu Tây còn được biết đến với tên gọi là cầu “tử thần” vì cứ khoảng một năm rưỡi là nơi đây lại xảy ra một vụ tai nạn chết người và trình tự đó lặp đi lặp lại suốt nhiều năm nay. Đặc biệt, những vụ tai nạn thường xảy ra vào thời gian từ chiều tối đến gần sáng sớm, vào khoảng thời gian tháng 7 âm lịch hàng năm.
Anh Nguyễn Văn Thân (45 tuổi, người đã sống ở đây ngót 20 năm) cho biết đã từng chứng kiến 5 vụ tai nạn chết người xảy ra ở cầu. Trong hầu hết các vụ tai nạn, nạn nhân thường chết ngay tại chỗ, chỉ có duy nhất một người ở thôn Buộm (xã Thanh Lâm, một địa điểm gần đó) là đưa được về nhà thì mới trút hơi thở cuối. Anh thuật lại từng vụ: “Người ở thôn Buộm khi đi mua thóc về qua cầu thì bất ngờ cả xe thóc lộn nhào hất văng người này ngã xuống dưới cầu, khi được vớt lên thì đã gần chết đuối, người nhà mang về cứu chữa nhưng không sống được.
Đến hẹn lại… tai nạn
Người dân cho biết cái tên cầu Tây có xuất xứ vì được làm từ thời Pháp thuộc. Không ai nhớ rằng cầu có tuổi thọ bao lâu, chỉ biết ngót nghét gần trăm năm nay. Cầu có chiều dài vỏn vẹn khoảng 4m, rộng khoảng 2,5m, bắc qua một mương nước dẫn nước cho cánh đồng kế bên; trước kia hai bên cầu không có lan can nhưng sau do xảy ra nhiều tai nạn quá nên chính quyền đã dựng lan can cách đây vài năm. Hai bên đường dẫn cầu là đường nhựa tương đối bằng phẳng, không có ổ trâu ổ gà trên mặt đường. Hai lề đường là nền đất.
Người dân sống gần khu vực cho biết cây cầu không chỉ nổi tiếng vì tuổi thọ mà còn vì nó đã cướp đi sinh mạng của nhiều người. Cầu Tây còn được biết đến với tên gọi là cầu “tử thần” vì cứ khoảng một năm rưỡi là nơi đây lại xảy ra một vụ tai nạn chết người và trình tự đó lặp đi lặp lại suốt nhiều năm nay. Đặc biệt, những vụ tai nạn thường xảy ra vào thời gian từ chiều tối đến gần sáng sớm, vào khoảng thời gian tháng 7 âm lịch hàng năm.
Anh Nguyễn Văn Thân (45 tuổi, người đã sống ở đây ngót 20 năm) cho biết đã từng chứng kiến 5 vụ tai nạn chết người xảy ra ở cầu. Trong hầu hết các vụ tai nạn, nạn nhân thường chết ngay tại chỗ, chỉ có duy nhất một người ở thôn Buộm (xã Thanh Lâm, một địa điểm gần đó) là đưa được về nhà thì mới trút hơi thở cuối. Anh thuật lại từng vụ: “Người ở thôn Buộm khi đi mua thóc về qua cầu thì bất ngờ cả xe thóc lộn nhào hất văng người này ngã xuống dưới cầu, khi được vớt lên thì đã gần chết đuối, người nhà mang về cứu chữa nhưng không sống được.
Cầu Tây còn được biết đến với cái tên cầu "tử thần". |
Tiếp đến là vụ tai nạn của hai chị em người xã khác sáng đi bán rau sớm, khi đi đến cầu không hiểu vì sao mà người chị bị ngã xuống cầu, người em vội vàng kéo tay chị nhưng bất kwcj vì người chị bị lọt vào một cái khe dưới cầu chết đuối. Đúng một năm rưỡi sau có một thanh niên tên Dũng khi ăn cơm ở nhà người yêu về, ngang qua đây chẳng hiểu sao lại ngã xuống, phải đến sáng hôm sau người ta mới tìm thấy xác”.
Anh Thân thuật lại: “Lúc đầu không ai dám xuống mò cả, cuối cùng tôi lấy một đoạn tre và khoắng xuống đoạn mương thì trúng áo của người thanh niên đó nên mới kéo được xác anh ta lên”. Nạn nhân gần đây nhất là một ông cụ người thôn Chủ Quản cùng xã, khi đi qua đây chẳng hiểu sao lại sa chân xuống chết đuối.
Anh Thân cho biết: “Có một điều lạ là mực nước dưới cầu rất nông, chỉ đến ngang bụng người lớn và không chảy xiết nhưng chưa ai thoát chết khi ngã xuống đây. Những người ngã xuống dù có vết va đập hay không cũng không thoát được “lưỡi hái tử thần”. Đặc biệt hơn nữa, những vụ tai nạn xảy ra lần lượt ở cả hai bên thành cầu, cứ vụ trước xảy ra bên này thì vụ sau sẽ xảy ra ở bên kia”.
Theo lời đồn đại của những người mê tín thì chiếc cầu có “dớp” nên những vụ tai nạn mới xảy ra một cách trình tự “đến hẹn lại lên” như vậy. Cái “dớp” đó cứ lặp đi lặp lại thời gian cách nhau một năm rưỡi để cướp đi sinh mạng của những người qua đường.
Lời đồn rắn khủng “trấn yểm” cầu
Chưa lý giải được nguyên nhân những vụ tai nạn, người ta đã vội vàng đồn thổi rằng cầu có một con rắn “khủng” bảo vệ và cứ đến kỳ hẹn thì lại bắt người. Thế nên mới có chuyện vài tháng trước đây, nhiều người hành nghề bắt rắn từ các địa phương tụ tập về đây mở cuộc truy lùng “chằn tinh”.
Trước đây lời đồn vốn âm ỉ, nhưng sự việc chỉ bùng nổ khi nhà anh Nguyễn Văn Nhuận gần một đầu cầu có nuôi đàn vịt hàng trăm con nhưng không hiểu sao đàn vịt cứ thỉnh thoảng lại mất vài con. Lúc đầu anh chị tưởng là mất trộm, đến khi bắt được hai con rắn hổ mang ở bờ ao thì mới rõ đây chính là “tác giả” của vụ mất trộm vịt. Ngày sau đó, khi thức dậy thì cả trăm con vịt của nhà nằm chết như ngả rạ, chẳng còn một mống sống sót.
Anh Thân cho biết: “Có một điều lạ là mực nước dưới cầu rất nông, chỉ đến ngang bụng người lớn và không chảy xiết nhưng chưa ai thoát chết khi ngã xuống đây. Những người ngã xuống dù có vết va đập hay không cũng không thoát được “lưỡi hái tử thần”. Đặc biệt hơn nữa, những vụ tai nạn xảy ra lần lượt ở cả hai bên thành cầu, cứ vụ trước xảy ra bên này thì vụ sau sẽ xảy ra ở bên kia”.
Theo lời đồn đại của những người mê tín thì chiếc cầu có “dớp” nên những vụ tai nạn mới xảy ra một cách trình tự “đến hẹn lại lên” như vậy. Cái “dớp” đó cứ lặp đi lặp lại thời gian cách nhau một năm rưỡi để cướp đi sinh mạng của những người qua đường.
Lời đồn rắn khủng “trấn yểm” cầu
Chưa lý giải được nguyên nhân những vụ tai nạn, người ta đã vội vàng đồn thổi rằng cầu có một con rắn “khủng” bảo vệ và cứ đến kỳ hẹn thì lại bắt người. Thế nên mới có chuyện vài tháng trước đây, nhiều người hành nghề bắt rắn từ các địa phương tụ tập về đây mở cuộc truy lùng “chằn tinh”.
Trước đây lời đồn vốn âm ỉ, nhưng sự việc chỉ bùng nổ khi nhà anh Nguyễn Văn Nhuận gần một đầu cầu có nuôi đàn vịt hàng trăm con nhưng không hiểu sao đàn vịt cứ thỉnh thoảng lại mất vài con. Lúc đầu anh chị tưởng là mất trộm, đến khi bắt được hai con rắn hổ mang ở bờ ao thì mới rõ đây chính là “tác giả” của vụ mất trộm vịt. Ngày sau đó, khi thức dậy thì cả trăm con vịt của nhà nằm chết như ngả rạ, chẳng còn một mống sống sót.
Có thể nguyên nhân vịt chết chỉ là do dịch bệnh, nhưng người mê tín ngay lập tức đổ lỗi cho “rắn khủng” là thủ phạm. Vậy là nhiều thợ săn rắn chuyên nghiệp đã đổ về đây để săn lùng vị “chằn tinh” này. Mất nhiều ngày theo dõi nghe ngóng tìm dấu hiệu, cuối cùng nhóm thợ săn bỏ đi. Vẫn chưa hết lời đồn đại, một số người thấy vậy khăng khăng cho rằng: “Họ đã bắt được con rắn nặng đến 27 kg nên đã bỏ đi rồi”.
Chuyện có bắt được con rắn hay không thì chưa ai rõ, nhưng một số người bị ngã xe tại đây và sống sót thì quả quyết đã tận mắt nhìn thấy “rắn khổng lồ”. Anh Thân kể lại, tối một ngày giữa năm 2009, anh đang ngồi uống nước trong nhà cùng mấy người hàng xóm thì bỗng dưng nghe tiếng xe máy đổ “rầm”. Mọi người nghĩ chắc là đã xảy ra tai nạn nhưng sau tiếng xe đổ lại nghe tiếng kêu cứu, người làng chạy ra bắt gặp một thanh niên bò lê lết trên đường, mặt mũi tái nhợt không nói nên lời. Mất một lúc hoàn hồn, anh ta mới nói được là đi xe máy đến gần cầu thì thấy một con rắn nằm cuộn khoanh bên đường to hơn cái nia, đầu ngóc cao hơn đầu người, phè ra như rắn hổ mang chúa nên hoảng quá rời tay lái ngã lộn nhào.
Chuyện có bắt được con rắn hay không thì chưa ai rõ, nhưng một số người bị ngã xe tại đây và sống sót thì quả quyết đã tận mắt nhìn thấy “rắn khổng lồ”. Anh Thân kể lại, tối một ngày giữa năm 2009, anh đang ngồi uống nước trong nhà cùng mấy người hàng xóm thì bỗng dưng nghe tiếng xe máy đổ “rầm”. Mọi người nghĩ chắc là đã xảy ra tai nạn nhưng sau tiếng xe đổ lại nghe tiếng kêu cứu, người làng chạy ra bắt gặp một thanh niên bò lê lết trên đường, mặt mũi tái nhợt không nói nên lời. Mất một lúc hoàn hồn, anh ta mới nói được là đi xe máy đến gần cầu thì thấy một con rắn nằm cuộn khoanh bên đường to hơn cái nia, đầu ngóc cao hơn đầu người, phè ra như rắn hổ mang chúa nên hoảng quá rời tay lái ngã lộn nhào.
Mọi người lấy đèn đi ra hiện trường thì chẳng nhìn thấy con rắn nào, chỉ thấy chiếc xe máy lỏng chỏng trên đường. Mắng anh thanh niên là “mày hoa mắt hay say rượu nên hoang tưởng” nhưng người thanh niên “thề sống thề chết” là không uống rượu và “nếu không thấy thế thì cháu tự ngã làm gì cho vừa hỏng xe, vừa tan hết cả người”.
Sau đó vài tháng, một phụ nữ ở thôn Sơn Đình cùng xã khoảng 5 giờ sáng đi làm sớm cũng gặp sự việc tương tự, cũng bỏ cả xe để chạy, mặt cắt không còn giọt máu, lúc được hỏi thì chị cũng nói nhìn thấy một con rắn to giống y hệt như người thanh niên nói lần trước. Dân làng đổ xô đi tìm nhưng rút cuộc vẫn chẳng thấy rắn đâu cả.
Sau đó vài tháng, một phụ nữ ở thôn Sơn Đình cùng xã khoảng 5 giờ sáng đi làm sớm cũng gặp sự việc tương tự, cũng bỏ cả xe để chạy, mặt cắt không còn giọt máu, lúc được hỏi thì chị cũng nói nhìn thấy một con rắn to giống y hệt như người thanh niên nói lần trước. Dân làng đổ xô đi tìm nhưng rút cuộc vẫn chẳng thấy rắn đâu cả.
Một số người yếu bóng vía thì tin chuyện rắn “khủng” nhưng đa số mọi người đều phản bác: “Nghe lời đồn nhiều thì sợ quá và tưởng tượng ra khi qua đây chứ nếu có, nó đã không… ăn thịt những người sống gần đầu cầu từ lâu rồi”.
Nếu không có những lời đồn của dân địa phương, người đi qua đây không thể biết cây cầu lại có nhiều giai thoại đến thế vì thậm chí nó nhỏ đến mức đi ngang qua mà không để ý thì chẳng ai biết đó là cây cầu. Quan sát chiếc cầu này, người ta nhận thấy hai bên mương nước dưới chân cầu có một đoạn được xây bằng xi măng kiên cố. Rất có thể đây là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho những người qua đường, bởi vì khi rơi xuống họ có thể bị va đập vào bờ xi măng.
Nếu không có những lời đồn của dân địa phương, người đi qua đây không thể biết cây cầu lại có nhiều giai thoại đến thế vì thậm chí nó nhỏ đến mức đi ngang qua mà không để ý thì chẳng ai biết đó là cây cầu. Quan sát chiếc cầu này, người ta nhận thấy hai bên mương nước dưới chân cầu có một đoạn được xây bằng xi măng kiên cố. Rất có thể đây là nguyên nhân dẫn tới cái chết cho những người qua đường, bởi vì khi rơi xuống họ có thể bị va đập vào bờ xi măng.
Và khi bị choáng hay ngất đi ở dưới dòng nước dù rất nông thì nạn nhân chắc chắn sẽ bị chết đuối nếu không tỉnh kịp. Hơn nữa, những vụ tai nạn thường xảy ra vào chiều tối hay sáng sớm nên người gần đó khó có thể phát hiện ra ngay để cứu sống. Có lẽ để xóa đi cái biệt hiệu “cầu tử thần” và “rắn khổng lồ bắt người” tại đây, việc người ta cần làm trước tiên là cắm biển báo “Đoạn đường hay xảy ra tai nạn giao thông” để người qua lại lưu ý mà tránh được những vụ tai nạn giao thông đáng tiếc.