Tin tức - pháp luật 2011-05-20 18:01:01

Hết ăn thịt Chó rồi giờ là Chọi Chó. Khốn thật.


Qua sách báo được biết, thú chơi ấy không chỉ có ở Nga mà xuất hiện ở Mỹ, đặc biệt là các nước châu Á (trừ Việt Nam) từ lâu lắm rồi. Không chần chừ, Tuấn 'trắng' quyết định đưa bằng được chó chọi vào Việt Nam.

Hành trình 'đưa' chó chọi về

Để mua được một chú chó thắng trận ở bên Nga về Việt Nam giá rất đắt, có con lên tới hàng chục nghìn USD. Với vốn liếng hạn hẹp, lại là khởi đầu nan nên Tuấn đã nhờ mối lái mua lại chú chó… bại trận.

Lúc đang định đưa chó về thì Tuấn 'trắng' phát hiện ở Trung Quốc loại chó chọi này đã có từ lâu, họ đã tổ chức chọi rất nhiều. Và, từ Trung Quốc một chú chó chọi mang tên Pitpun American đã “nhập cảnh” về Việt Nam và hiện diện trong 'vương quốc chó' của Tuấn “trắng”.

Giống Pitpun được xem là 'hung thần' của các loài chó. Nó có thể hình đẹp, nhưng khả năng chiến đấu thì miễn chê, đã “thượng đài” thì đến bỏ mạng mới thôi.

Có chú chó chọi, dù mua chó ở Trung Quốc thì cũng phải lai tạo qua mấy đời nhưng Tuấn 'trắng' vẫn ưng ý lắm. Hàng ngày anh chăm sóc tỷ mẩn nhất là công tác huấn luyện võ thuật. Tập cơ bắp, luyện thần kinh để khi 'thượng đài', 'võ sỹ chó' quen với… áp lực.

Hàng ngày, buổi sáng là luyện cơ. Khi thì cho chúng tập bơi ngoài hồ, khi thì tập kéo vật nặng ngoài bãi đất gần nhà. Cho chó ngoạm vào lốp xe kép để luyện cơ hàm. Tối đến luyện… thần kinh, Tuấn cho chó ngồi lên xe, cho chạy quanh thành phố để làm quen với cảnh… đông người. Chó chỉ có thể 'thượng đài' khi có thần kinh thép, nghĩa là trước tất cả các tiếng động, nó chỉ nghe mệnh lệnh của chủ mình.



Kết cục của những cuộc "so hàm" là cả hai đấu sỹ cùng thiệt mạng


Có thần kinh vững, cơ bắp phát triển nhưng luyện các miếng đánh hiểm mới là quan trọng. Khoản này, mỗi thầy có một bài riêng. Tuy nhiên, qua băng hình mà các bạn chuyển về, Tuấn thấy, một 'đấu sĩ' hay là phải biết tấn công vào chỗ hiểm của đối thủ, nhất là chân trước.

Vì thế, 'miếng võ' Tuấn 'trắng' thích dạy nhất và cũng mất nhiều thời gian nhất là tấn công vào chân trước của đối thủ. Khi có được mục tiêu này thì đối phương sẽ mất khả năng đỡ đòn, lộ thêm nhiều tử huyệt. Từ đó 'võ sỹ' của mình có thể ra đòn quyết định vào chỗ hiểm là đối thủ coi như… xong đời.

Để tập miếng đánh này, Tuấn đã tốn rất nhiều tiền để mua… chân chó. Tuấn bảo giống Pitpun rất lạ, nó khoái nhất là món… chân chó. Chân chó được Tuấn buộc chặt vào chó bông, ghì vào đầu cây sào để nhử đấu sĩ của mình. Thấy miếng mồi ngon, ngay lập tức chú khuyển háu ăn lao ngay vào ngoạm. Nhứ, giật đến khi cả người và chó mệt lử ông mới cho 'đấu sĩ' của mình ăn.

Cứ thế, ngày này qua tháng khác, những chú chó đã qua tay ông rèn luyện mỗi khi thượng đài thì cứ nhè chân đối thủ mà đớp. Mà cũng lạ, cái giống Pitpun đã cắn vào đâu là giữ chặt vào đó không thể nhả ra. Đối thủ đã bị cắn vào chân coi như sẽ què và không thể đứng mà đánh được nữa.

Thượng đài

Sau một thời gian huấn luyện, trận đấu thử nghiệm đầu tiên diễn ra đúng vào ngày khai mạc Sea Games 22 (năm 2003). Biết thông tin có chọi chó, người dân khắp nơi đã đổ về nhà Tuấn “trắng”.



Tuấn"trắng" huấn luyện chó gặm lốp xe để có bộ hàm cứng nhọn


Đây là trận 'so hàm' giữa 'đấu sỹ' của anh Tuấn và 'đối thủ' là chó của anh Tiến ở phường bên cạnh. Thực chất cả hai con đều của Tuấn 'trănga', nhưng trước một tháng diễn ra trận chọi chó, anh đã nhờ anh Tiến nuôi hộ.

Để cho trận đấu được diễn ra suôn sẻ, anh Tiến đã hy sinh cả một vườn cây để làm võ đài. Trận đấu kéo dài cả tiếng đồng hồ trong sự cổ vũ cuồng nhiệt của hàng trăm người hâm mộ. Không phân thắng bại nhưng bước đầu anh Tuấn cũng thấy trực tiếp khả năng chiến đấu ác liệt của loài Pitpun. Từ đó, anh càng hứng khởi với thú chọi chó.

Trận đấu thứ 2 diễn ra vào năm 2004 giữa con Lốc của Tuấn và con Giôn của anh Hùng ở phường Hạ Lý. Hai 'đấu thủ' đều có đông đảo cổ động viện, Tuấn và Hùng đã cá cược với nhau rất sôi nổi, ai cũng tin chó của mình sẽ thắng trận. Đến bây giờ nhắc đến con Lốc, anh Tuấn vẫn chưa hết buồn, nhưng đầy tự hào: “Đó là một chiến binh thực thụ!”.



Tinh thần thượng võ của các chủ nhân


Tuấn bảo, Lốc có đặc tính rất hiếu chiến, đã chiến là không khoan nhượng, chiến đấu đến hơi thở cuối cùng. Bởi tố chất ấy mà Lốc đã nằm xuống trong một trận so hàm nảy lửa này. Ngày ấy, cả hai anh Tuấn và Hùng đều không biết luật tổ chức một trận đấu chó thế nào.

Thông thường, như đấm bốc, chọi chó cũng tính hiệp và tính điểm sau mỗi cú ra đòn. Thế nhưng, vì thách đấu hăng máu nên hai anh cứ mặc cho chó của mình chiến đấu với giao ước con nào chạy, hoặc chết mới là thua. Sau gần 4 giờ quần thảo với nhau, cả Lốc và Giôn đều “tử trận”. Kết quả cuối cùng là hoà.

Đấu sỹ của anh Hùng sau đó đã được cổ động viên 'hoá kiếp' thành 7 món để đánh chén. Riêng chú Lốc yêu quý của anh Tuấn, anh tổ chức chôn cất như một người thân. Cũng hương khói, huyệt mộ tươm tất lắm.

Suốt mấy năm qua, cũng có năm tổ chức có năm không, nhưng chọi chó đã là thú chơi thu hút của người dân Hải Phòng.

Đầu năm 2009, khi ông Bảo Sinh thông báo tổ chức chọi chó tại nhà đã thu hút được rất nhiều người đón xem, nhưng cuối cùng phải hoãn. Lý do ban đầu được đưa ra là con chó đến từ Cao Bằng (thực chất là được đưa từ một lò chó chọi từ Trung Quốc sang) bị ốm. Thực chất chọi chó đã có nhiều ý kiến khác nhau, có người cho rằng chó là con vật gần gũi nên chọi chó mang tính bạo lực quá.

Tuy nhiên theo anh Tuấn, “nếu nói bạo lực cũng không sai, nhưng nên nhìn ở khía cạnh thượng võ, tính chiến đấu dũng cảm. Chọi gà, chọi trâu cũng quyết liệt lắm đấy chứ? Hơn nữa chó người ta còn xả thịt ăn và là món đặc sản thì chọi có nghĩa lý gì”.

Tuấn 'trắng' đang có dự định đưa chó chọi ra thu hút khách du lịch giống như chọi trâu ở Đồ Sơn. Thế nhưng, đã nhiều năm nay luồng dư luận cho rằng quá bạo lực và phi nhân đạo vẫn chặn đứng ý định của anh.

Mặc dù vậy, chưa bao giờ Tuấn “trắng” nản chí. Anh cho biết, đang kết hợp với một người bạn là chủ một trại nuôi chó trọi ở Trung Quốc, chung tiền, gửi qua Mỹ tìm mua 3 con chó giống. Anh sẽ theo đuổi đến cùng và tin tưởng thú chơi chọi chó sẽ có ngày được phổ biến rộng rãi và được cấp phép thi đấu hẳn hoi.







p/s Mình cực ứa Gan với cách ăn người VN khi ăn thịt Chó và Mèo. Cực bựa và không bao giờ ăn dù trước có ăn nhưng vài miếng là cùng. Giờ khỏi miễn.


Coi người ta Bắt và Mần những con chó không khỏi xót sao, giờ còn đem ra Chọi. Con người thường bảo Người Không Đc Xem Rẻ Mạng Người sao đc xem rẻ mạng chó. Nếu bảo người và chó khác nhau thì sao có người bảo Mày Là Đồ Chó????


Những nước khác thì Dịch Vụ Thú Y tốt, họ ít hành hạ xúc vật và thậm chí là ăn thịt vật nuôi trong nhà. Vậy mà …..
Không thể thực hiện tác vụ do chủ đề hiện đang ở trạng thái lưu trữ

Chủ đề cùng mục


Lời Ca Khúc Điểm nhanh Hợp âm az Chords up Tin xe nói về xe

Bản quyền bởi VietYO.com v3.0 - Viet Nam Youth Online
Diễn đàn mở của cộng đồng người Việt trẻ online - Liên hệ (info @ vietyo.com)