[size=3]Cụ thể thời gian qua, đơn vị này đã tiếp nhận rất nhiều trường hợp làm thủ tục đối với mặt hàng này được nhập khẩu về Việt Nam dưới dạng hành lý cá nhân, quà tặng, quà biếu. Ai cũng cảm giác là nó…. đồi trụy, thế nhưng khi giở các điều luật hiện hành, lại không thấy có quy định nào điều chỉnh chi tiết đối với những thứ “đồ chơi” quái gở này. Vì thế cả cơ quan hải quan lẫn cá nhân nhập khẩu đều bối rối và chưa tìm được hướng giải quyết và Cục Hải quan TP.HCM thậm chí còn có văn bản gửi Cục Giám sát Quản lý, Tổng cục Hải quan để… chờ hướng dẫn giải quyết (Xem VNE, ngày 10/9).[/size]
[size=3]Quả là một câu chuyện khôi hài nhất trong năm. Đúng là sextoy đâu phải là “đồ chơi trẻ em” mà được quy định trong nghị định về quản lý đồ chơi trẻ em. Về logic, thứ đồ chơi người lớn này nhằm đáp ứng những nhu cầu (không dám nói là bệnh hoạn) về sinh lý con người thì có vẻ như nó là mối quan tâm của ngành y tế. Nhưng Bộ Y tế cũng không có quy định nào đưa nó vào danh mục cấm cả.[/size]
[size=3]Chẳng lẽ bó tay?[/size]
[size=3]2. Theo tôi, những thứ “đồ chơi người lớn” này, nếu bày bán ở nơi công cộng thì có thể xử lý theo Nghị định 103 của Chính phủ về Quy chế hoạt động văn hóa và kinh doanh dịch vụ văn hóa công cộng. Bởi sextoy cũng có thể xem là phương tiện kích dục giống như phim khiêu dâm và nó hoàn toàn trái với “thuần phong mỹ tục” của dân tộc.[/size]
[size=3]Nhưng nếu nó nhập về ở dạng “hành lý cá nhân, quà tặng, quà biếu” (chứ không phải để kinh doanh) thì lại không áp dụng được Nghị định 103. Thật ra, nếu thứ đồ chơi người lớn này tồn tại kín đáo ở trong chốn phòng the ở tư gia người ta và được sử dụng cho cá nhân thì cũng khó có thể quy kết là “độc hại”. Song, trong quá trình “thông quan” và “vận chuyển”, nó đã “lộ sáng” ở nơi công cộng và gây phản cảm đối với xã hội. Có thể thấy rằng, búp bê tình dục hay các sản phẩm mô phỏng bộ phận sinh dục, chưa nói đến “công dụng” quái gở của nó, chỉ xét về hình thức thôi, chúng đã là những sản phẩm phi thẩm mỹ, phản văn hóa và mang tính kích dục rồi. Chính vì vậy có thể vận dụng các quy định của Nghị định 88 của Chính phủ ban hành ngày 7/11/2002 về xuất nhập khẩu văn hóa phẩm để ngăn chặn (như ngăn chặn những thứ phản-văn-hóa-phẩm khác).[/size]
[/justify]
[size=3]3. Trong xã hội hiện đại không thiếu gì những thứ có khả năng nguy hại, mà đôi khi chưa thể “luật hóa” hết được thành các điều cấm. Vì vậy cần phải vận dụng luật (hay các văn bản dưới luật) một cách linh hoạt.[/size]
[justify]
[size=3][/size]
[size=3]Ảnh chỉ có tính chất minh họa[/size]
[/justify]
[size=3]Chẳng hạn, trong các điều luật, không có quy định nào là cấm… trưng bày ma-nơ-canh cả và ma-nơ-canh cũng rất cần thiết cho lĩnh vực may mặc, thời trang. Nhưng chúng ta cũng hoàn toàn có thể nhắc nhở hoặc xử phạt những cửa hàng trưng bày hoặc vận chuyển ma-nơ-canh “nồng nỗng” ở chỗ đông người (điều này rất phổ biến và rất chướng mắt). Không ai nói ma-nơ-canh là… sextoy, nhưng nếu cứ “trưng bày” hớ hênh, thì cũng gây phản cảm cho xã hội chẳng kém gì các thứ đồ chơi kích dục.[/size] [size=3]
[/size]
[justify]
[/justify]
[size=3]Không có gì là khó xử nếu biết vận dụng luật.[/size]